• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Phát triển TP. Việt Trì trở thành thành phố lễ hội

(Chinhphu.vn) – Thủ tướng Chính phủ phê duyệt mục tiêu, định hướng, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu phát triển thành phố Việt Trì trở thành thành phố lễ hội về với cội nguồn dân tộc Việt Nam giai đoạn đến năm 2025, tầm nhìn 2030.

12/06/2020 18:54
Thành phố Việt Trì vươn mình đổi mới
Theo đó, thành phố Việt Trì được xây dựng và phát triển bao gồm cả Khu Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ trở thành thành phố lễ hội về với cội nguồn dân tộc Việt Nam theo hướng đồng bộ, bền vững cả về cơ sở hạ tầng kinh tế, hạ tầng xã hội, hội tụ các điều kiện tốt nhất thực hành di sản “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương” và các di sản văn hóa vùng đất Tổ đã được UNESCO ghi danh, đáp ứng nguyện vọng và nhu cầu văn hóa tín ngưỡng chính đáng của nhân dân, củng cố tinh thần, sức mạnh đại đoàn kết, đồng lòng, đồng thuận của toàn dân tộc Việt Nam.  

Tạo dựng và hình thành môi trường văn hóa, môi trường sống đặc trưng vùng đất Tổ: cởi mở, thân thiện, đoàn kết; có quy chế quản lý đô thị văn minh và được thực hiện theo tinh thần “thượng tôn pháp luật”; các thành phần tham gia hoạt động lễ hội bảo đảm chuẩn mực về văn hóa ứng xử, văn hóa thương mại và ý thức gìn giữ an ninh, trật tự an toàn xã hội.

Tiến tới người dân là chủ thể thực hiện các nghi lễ

Về định hướng phát triển, phát huy tính tự nguyện, tự quản của người dân, tiến tới người dân là chủ thể thực hiện các nghi lễ; nâng cao ý thức bảo tồn, giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa của địa phương gắn với phát triển du lịch, dịch vụ góp phần tăng thu nhập, tạo công ăn việc làm, nâng cao chất lượng đời sống, thúc đẩy kinh tế-xã hội địa phương phát triển. Mỗi người dân địa phương cũng như du khách đều là chủ thể thực hành các tập quán, tín ngưỡng thờ cúng Tổ tiên, chủ động và tích cực tham gia bảo vệ, gìn giữ, trao truyền, làm sống động giá trị nguyên bản của các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể của quê hương, đất nước.

Đồng thời, tăng dần cơ cấu du lịch dịch vụ trong phát triển kinh tế-xã hội; xử lý tốt môi trường đô thị an toàn vệ sinh thực phẩm, không có tệ nạn xã hội; cơ sở dịch vụ, thương mại đạt chuẩn, đa dạng đáp ứng nhu cầu của nhân dân cả nước và du khách quốc tế khi hành hương về đất Tổ thực hành nghi lễ "Thờ cúng Hùng Vương - Lễ Hội Đền Hùng". Tạo lập được môi trường sinh thái cũng như môi trường sống thực sự chất lượng và đạt tiêu chí “sáng, xanh, sạch, đẹp, bình yên” thực sự xứng đáng là vùng đất cội nguồn của dân tộc Việt Nam.

Khuyến khích hình thành các không gian sáng tạo, các công trình văn hóa nghệ thuật có giá trị cao gắn kết với các hoạt động lễ hội, sinh hoạt văn hóa dân gian và các hoạt động du lịch, bảo đảm đồng bộ, hiện đại, đậm đà bản sắc dân tộc.

Một trong các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu phát triển thành phố Việt Trì trở thành thành phố lễ hội về với cội nguồn dân tộc Việt Nam là về quy hoạch, hình thành và phát triển không gian lễ hội bảo đảm kết hợp hài hòa với không gian phát triển kinh tế-xã hội, phù hợp với quy hoạch chung thành phố Việt Trì và quy hoạch tỉnh Phú Thọ, trên cơ sở giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội bền vững.

Tăng cường phối hợp, tạo sự thống nhất, đồng bộ, liên ngành trong việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa cho phát triển du lịch; gắn các hoạt động lễ hội với các hoạt động dịch vụ, du lịch.

Cùng với đó là khôi phục, duy trì và phát huy các di tích, di sản văn hóa và lễ hội truyền thống; xây dựng, hình thành hạ tầng, môi trường sống; xây dựng cơ sở hạ tầng, không gian đô thị, nhất là cơ sở hạ tầng về dịch vụ, thương mại trực tiếp phục vụ khách du lịch; thực hành, phát huy giá trị di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch bền vững, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của địa phương; tăng cường  hợp tác, liên kết với các địa phương, quốc gia có các di sản văn hóa phi vật thể đã được UNESCO ghi danh.

Vũ Phương Nhi