Tải ứng dụng:
BÁO ĐIỆN TỬ CHÍNH PHỦ
Ảnh minh họa |
Dự án trên có tổng kinh phí là 13.720.000 USD.
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Giao thông vận tải hoàn chỉnh văn kiện, thẩm định và phê duyệt dự án hỗ trợ kỹ thuật trên, đảm bảo thực hiện dự án đúng tiến độ, hiệu quả và theo đúng các quy định hiện hành.
Theo Quy hoạch, đường Vành đai 3 đi qua địa giới hành chính của 8 quận, huyện thuộc 4 tỉnh, thành phố là: Thành phố Hồ Chí Minh (quận 9 và 3 huyện: Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh); tỉnh Đồng Nai (huyện Nhơn Trạch); tỉnh Bình Dương (huyện Dĩ An, huyện Thuận An); tỉnh Long An (huyện Bến Lức).
Tổng chiều dài đường Vành đai 3 khoảng 89,3km, trong đó làm mới khoảng 73km; đoạn Mỹ Phước - Tân Vạn dài 16,3 km hiện đang được tỉnh Bình Dương đầu tư.
Được thiết kế theo tiêu chuẩn đường cao tốc đô thị, đường vành đai 3 thành phố Hồ Chí Minh có 6 – 8 làn xe, chiều rộng mặt cắt ngang lớn nhất 121,5 m, tốc độ chạy xe từ 80 đến 100 km/giờ. Trên tuyến có 2 công trình vượt sông lớn là cầu Nhơn Trạch vượt sông Đồng Nai (Km11 560) dài 2,27 km và cầu Bình Giới (Km49 860) vượt sông Sài Gòn (Km 49 860) với chiều dài 1,63 km.
Về tiến độ xây dựng đường vành đai 3, trước năm 2017 sẽ hoàn thành đoạn cao tốc Bến Lức - Long Thành (Nhơn Trạch) - quốc lộ 1A (Tân Vạn); trước năm 2019 hoàn thành đoạn quốc lộ 22 - cao tốc thành phố Hồ Chí Minh - Trung Lương; và trước năm 2020 hoàn thành đoạn Bình Chuẩn - Quốc lộ 22.
Mục tiêu chính của đường vành đai 3 thành phố Hồ Chí Minh là kết nối các khu đô thị vệ tinh và khu công nghiệp tiệm cận với vùng lõi của khu vực Đông Nam Bộ, phục vụ giải tỏa lưu lượng các phương tiện giao thông nội đô, đặc biệt là một lượng rất lớn xe tải, xe ô tô quá cảnh trên các tuyến đường quốc lộ, cao tốc hướng tâm vào Thành phố.
Phương Hiển