• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH tỉnh Hòa Bình

(Chinhphu.vn) - Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hòa Bình đến năm 2020. Theo đó, phấn đấu tốc độ tăng GDP của tỉnh khoảng 13%/năm giai đoạn 2013 - 2015, đạt 12%/năm giai đoạn 2016 - 2020.

11/06/2013 13:23

Du lịch trong lòng hồ Hòa Bình
Thu nhập bình quân đầu người đạt 28 - 29 triệu đồng/năm vào năm 2015, năm 2020 khoảng 60 - 61 triệu đồng/năm theo giá thực tế (tính đóng góp của nhà máy thuỷ điện, thu nhập bình quân đầu người đạt khoảng 34 - 35 triệu đồng/năm vào năm 2015 và khoảng 63 - 64 triệu đồng/năm vào năm 2020).

Giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 12% năm 2015 và dưới 4% năm 2020 (theo chuẩn nghèo mới).

Trồng các loại cây có giá trị cao

Về nông, lâm, thủy sản, dự kiến giai đoạn 2013 - 2015 tốc độ tăng trưởng nông, lâm, thủy sản của Hòa Bình đạt khoảng 4,2%/năm, giai đoạn 2016 - 2020 đạt khoảng 3,8%/năm.

Bên cạnh đó, tăng cường áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nghiên cứu lai tạo giống mới, đồng thời chuyển diện tích trồng một số cây kém hiệu quả, diện tích cấy lúa một vụ bấp bênh sang trồng các loại cây có giá trị cao hơn, có thị trường tiêu thụ để tăng thu nhập cho nông dân. Mở rộng diện tích trồng mía. Trồng mới cây chè, trong đó chú trọng cây chè tuyết. Đầu tư giống mới cho các loại cây lạc, đậu tương. Phát triển vùng cây ăn quả cho phù hợp với điều kiện của địa phương. Phát triển cây cảnh, các loại cây hoa và cây hương liệu phục vụ đô thị, các khu công nghiệp.

Từng bước hạn chế chăn nuôi tận dụng quy mô nhỏ, phân tán; phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa; phương thức công nghiệp, bán công nghiệp; an toàn dịch bệnh; tập trung cải tạo và nâng cao chất lượng đàn giống; áp dụng quy trình chăn nuôi tiên tiến để tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả. Mở rộng mô hình trang trại chăn nuôi vừa và nhỏ.

Tập trung mọi nguồn lực phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn

Với công nghiệp, tỉnh sẽ tập trung mọi nguồn lực để phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn, có lợi thế về tài nguyên (công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp chế biến nông lâm sản), các ngành có lợi thế về lao động, thị trường (liền kề với Thủ đô Hà Nội) như công nghiệp điện tử, may mặc, lắp ráp linh kiện ô tô, xe máy, sản xuất rượu, bia, nước giải khát... và tiến tới là các ngành công nghiệp công nghệ cao. Ngoài ra phát triển các ngành công nghiệp dược phẩm, thủy điện nhỏ (đảm bảo yêu cầu về môi trường), tiểu thủ công nghiệp...

Cùng với đó là phát triển ngành dịch vụ tỉnh Hòa Bình tương xứng với tiềm năng và khai thác tối đa lợi thế của các tiểu vùng trong toàn tỉnh. Xác định các loại hình dịch vụ và mặt hàng mà tỉnh có lợi thế cạnh tranh để ưu tiên đầu tư phát triển.

Hòa Bình cũng phấn đấu tốc độ tăng trưởng giá trị tăng thêm dịch vụ giai đoạn 2011 - 2015 là 14,2%/năm và giai đoạn 2016 - 2020 khoảng 12,2%/năm.

Xây dựng và phát triển ngành du lịch của tỉnh trở thành một ngành kinh tế quan trọng. Ưu tiên phát triển du lịch văn hóa, du lịch sinh thái nhằm phát huy các tiềm năng, lợi thế của tỉnh và kéo dài thời gian lưu trú của khách du lịch. Gắn phát triển du lịch với giữ gìn, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

Hoàng Diên