• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Phương thức đóng BHXH tự nguyện theo Luật mới

(Chinhphu.vn) - Mẹ của ông Nguyễn Trọng Thắng (Tây Ninh) sinh ngày 10/01/1958, đóng BHXH tự nguyện đến tháng 4/2025 là được 5 năm 5 tháng và muốn đóng BHXH tự nguyện thêm 9 năm 7 tháng với mức 4.000.000 đồng/tháng cho tròn 15 năm để được hưởng lương hưu.

17/07/2025 09:00

Ông Thắng hỏi, mẹ của ông đã đủ tuổi đời và đủ năm đóng theo quy định của Luật BHXH số 41/2024/QH15 chưa, hay phải đủ 20 năm đóng bảo hiểm mới được hưởng lương hưu?

Về vấn đề này, Bảo hiểm xã hội Việt Nam trả lời như sau:

Về tham gia BHXH tự nguyện, tại khoản 2 Điều 87 Luật BHXH năm 2014, Điều 9 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP ngày 29/12/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật BHXH về BHXH tự nguyện:

"1. Người tham gia BHXH tự nguyện được chọn một trong các phương thức đóng sau đây để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất:

a) Đóng hằng tháng;

b) Đóng 03 tháng một lần;

c) Đóng 06 tháng một lần;

d) Đóng 12 tháng một lần;

đ) Đóng một lần cho nhiều năm về sau nhưng không quá 5 năm một lần;

e) Đóng một lần cho những năm còn thiếu đối với người tham gia BHXH đã đủ điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu theo quy định nhưng thời gian đóng BHXH còn thiếu không quá 10 năm (120 tháng) thì được đóng cho đủ 20 năm để hưởng lương hưu.

2. Trường hợp người tham gia BHXH đã đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định mà thời gian đã đóng BHXH còn thiếu trên 10 năm nếu có nguyện vọng thì tiếp tục đóng BHXH tự nguyện theo một trong các phương thức quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản 1 Điều này cho đến khi thời gian đóng BHXH còn thiếu không quá 10 năm thì được đóng một lần cho những năm còn thiếu để hưởng lương hưu theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều này".

Như vậy, tại thời điểm tháng 6/2025 (Luật BHXH năm 2014 còn hiệu lực) mẹ của ông đã đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định, tuy nhiên thời gian đóng BHXH còn thiếu trên 10 năm nên không thuộc trường hợp đóng một lần theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 9 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP nêu trên.

Tại khoản 2 Điều 36 Luật BHXH năm 2024 quy định: 

"Người tham gia BHXH tự nguyện được chọn một trong các phương thức đóng sau đây:

a) Hằng tháng;

b) 03 tháng một lần;

c) 06 tháng một lần;

d) 12 tháng một lần;

đ) Một lần cho nhiều năm về sau với số tiền đóng thấp hơn số tiền đóng theo mức quy định tại khoản 1 Điều này;

e) Một lần cho thời gian đóng BHXH còn thiếu để đủ điều kiện hưởng lương hưu với số tiền đóng cao hơn số tiền đóng theo mức quy định tại khoản 1 Điều này".

Tại khoản 4 Điều 36 Luật BHXH năm 2024 quy định: "Chính phủ quy định chi tiết điểm đ và điểm e khoản 2 Điều này".

Đề nghị ông theo dõi thông tin truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng để nắm được quy định chi tiết khi Chính phủ ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện.

Về điều kiện hưởng lương hưu, từ tháng 7/2025, mẹ của ông đã đủ điều kiện về tuổi nghỉ hưu (sinh năm 1958) mà có thời gian đóng BHXH từ đủ 15 năm trở lên thì được hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 98 Luật BHXH năm 2024.

Chinhphu.vn