• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Quảng Bình: Tập trung nguồn lực phát triển hạ tầng kinh tế biển

(Chinhphu.vn) – Để thúc đẩy kinh tế biển phát triển, Quảng Bình tập trung các nguồn lực để phát triển kết cấu hạ tầng, hệ thống đô thị ven biển theo hướng đồng bộ, hiện đại, theo tiêu chí tăng trưởng xanh, đô thị thông minh.

16/12/2022 17:50
Quảng Bình: Thúc đẩy kinh tế biển phát triển - Ảnh 1.

Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình Vũ Đại Thắng - Ảnh:VGP/Lưu Hương

Đó là chia sẻ của Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình Vũ Đại Thắng tại hội thảo khoa học "Phát triển kinh tế biển khu vực miền Trung trong bối cảnh mới" được tổ chức tại Quảng Bình ngày 16/12.

Là địa phương có thế mạnh về biển, với bờ biển dài trên 116 km, có cảng Nhật Lệ, cảng Gianh, cảng Hòn La; vịnh Hòn La có diện tích mặt nước 4 km2, độ sâu trên 15 m, xung quanh có các đảo che chắn, có thể cho phép tàu 3-5 vạn tấn vào cảng mà không cần nạo vét. Bờ biển có nhiều thắng cảnh đẹp, cùng với thềm lục địa rộng gấp 2,6 lần diện tích đất liền tạo cho Quảng Bình có một ngư trường rộng lớn với trữ lượng khoảng 10 vạn tấn.

Với lợi thế thuận lợi, nhưng kinh tế biển ở Quảng Bình vẫn mang nặng tính chất khai thác nhỏ, thiếu chiến lược phát triển đồng bộ, chưa phát huy hết tiềm năng, thế mạnh. Việc phát triển kinh tế biển chưa gắn với liên kết kinh tế vùng, do vậy chưa tạo ra mối liên kết kinh tế, phát huy được lợi thế so sánh, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của toàn tỉnh.

Bí thư tỉnh ủy Quảng Bình cho biết, triển khai thực hiện Chiến lược biển Việt Nam, đặc biệt là Nghị quyết số 36-NQ/TW về Chiến lược phát triển kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Quảng Bình đã ban hành các chương trình, kế hoạch nhằm khai thác, phát huy tốt tiềm năng, lợi thế về kinh tế biển. Với mục tiêu sớm trở thành tỉnh phát triển khá trong khu vực Bắc Trung Bộ, Quảng Bình xác định phát triển bền vững kinh tế biển, trọng tâm là phát triển mạnh các ngành kinh tế biển như du lịch, dịch vụ biển; công nghiệp ven biển; nuôi trồng, khai thác hải sản; hậu cần nghề cá; năng lượng tái tạo; kinh tế hàng hải và các ngành kinh tế biển mới.

Trong năm 2020 - 2025, Quảng Bình đẩy mạnh phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Địa phương đã quan tâm và tạo mọi điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư sớm triển khai, hoàn thành xây dựng và đưa vào khai thác các dự án đầu tư về cơ sở lưu trú, trung tâm thương mại, khu vui chơi giải trí, đặc biệt là các dự án trọng điểm du lịch vùng ven biển tạo sự phát triển bứt phá, đáp ứng nhu cầu của du khách, tăng nguồn thu ngân sách cho tỉnh.

Hướng tới phát triển điện gió, điện mặt trời trên biển

Về công nghiệp ven biển của tỉnh, Khu kinh tế Hòn La được xác định là trung tâm động lực kết nối phát triển vùng, trong đó, Dự án nhà máy nhiệt điện Quảng Trạch I đã khởi công với tổng mức đầu tư trên 41.000 tỷ đồng, góp phần đáng kể tăng nguồn thu ngân sách vừa tạo thuận lợi cho các ngành công nghiệp hỗ trợ phát triển và việc làm cho lao động địa phương.

Các dự án nhà máy điện mặt trời 49,5 MWp Dohwa Lệ Thủy, trang trại điện gió B&T đã hoàn thành và đi vào hoạt động, góp phần thúc đẩy tăng trưởng ngành công nghiệp của tỉnh, đóng góp vào ngân sách tỉnh hơn 150 tỷ đồng/năm.

Để thúc đẩy kinh tế biển phát triển, Quảng Bình chú trọng thu hút các nguồn lực để tập trung phát triển kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông như: Cảng biển, sân bay, đường cao tốc, đường ven biển...; phát triển hệ thống đô thị ven biển theo hướng đồng bộ, hiện đại, theo tiêu chí tăng trưởng xanh, đô thị thông minh.

Hiện các dự án hạ tầng quan trọng đã và đang triển khai như: Đường cao tốc Bắc - Nam phía đông, Dự án đường ven biển và cầu Nhật Lệ 3; hệ thống đường ngang kết nối đường ven biển và kết cấu hạ tầng các khu công nghiệp mới; cảng hàng không Đồng Hới đang được đầu tư mở rộng… sẽ là động lực để tỉnh thu hút nhà đầu tư, khai thác tiềm năng ven biển của tỉnh. "Những thành công của dự án cụm trang trại điện gió B&T, nhà máy điện mặt trời Dohwa... là tiền đề để Quảng Bình mở ra hướng đi mới cho phát triển điện gió, điện mặt trời trên biển, góp phần bổ sung nguồn năng lượng sạch, tạo sự tăng trưởng kinh tế ổn định", Bí thư tỉnh ủy Quảng Bình kỳ vọng.

Năm 2022, tình hình kinh tế xã hội Quảng Bình đạt được nhiều kết quả tích cực, có 18/21 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch đề ra. Tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 7,96%; cả 3 khu vực của nền kinh tế đều có mức tăng cao hơn so cùng kỳ. Thương mại, du lịch có sự phục hồi mạnh. Thu ngân sách trên địa bàn vượt kế hoạch đề ra, đạt trên 8.000 tỷ đồng. Quy hoạch tỉnh năm 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được hoàn thành và đang trình Thủ tướng phê duyệt.

Lưu Hương