• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Quảng Nam đón bằng công nhận "Bài chòi Trung Bộ" là di sản của nhân loại

(Chinhphu.vn) - Tối ngày 7/5, tại TP. Hội An, UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức Lễ đón Bằng công nhận “Nghệ thuật Bài chòi Trung Bộ là Di sản Văn hóa phi vật thể của nhân loại” do Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc (UNESCO) trao tặng.

08/05/2018 10:06

UBND tỉnh Quảng Nam trao Bằng vinh danh Nghệ thuật Bài chòi Trung Bộ là Di sản Văn hóa phi vật thể của nhân loại cho Sở VTTT&DL Quảng Nam - Ảnh: VGP/Lưu Hương

Chương trình diễn ra với nhiều hoạt động hấp dẫn như: Diễu hành rước Bằng công nhận trong khu phố cổ với sự tham gia của các đoàn nghệ thuật Bài chòi trên địa bàn tỉnh; biểu diễn ca cảnh, dân ca Bài chòi; tổ chức hội chơi Bài chòi thu hút đông đảo người dân và du khách tham gia.

Quảng Nam là một trong những địa phương có bề dày về truyền thống lịch sử và văn hóa, là nơi sản sinh và lưu giữ nhiều loại hình di sản văn hóa vật thể và phi vật thể có giá trị. Cùng với hai Di sản Văn hóa thế giới: Khu đền tháp Mỹ Sơn và Đô thị cổ Hội An, Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm, Quảng Nam và các tỉnh Trung bộ vinh dự có thêm nghệ thuật Bài chòi là Di sản Văn hóa phi vật thể của nhân loại.

Đây là loại hình nghệ thuật dân gian độc đáo, nghệ thuật diễn xướng mang tính sáng tạo ngẫu hứng, vừa là trò chơi dân gian vui nhộn, đầy trí tuệ, kết hợp âm nhạc, thơ ca, diễn xuất, hội họa, văn học… góp phần tạo nên sự giao lưu, đa dạng của văn hóa dân tộc và văn hóa nhân loại.

Ông Lê Văn Thanh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho biết: Trong những năm qua, với nhận thức bảo vệ và phát huy giá trị các di sản văn hóa phi vật thể là một trong những hoạt động quan trọng nhằm bảo tồn bản sắc dân tộc, là điều kiện cơ bản và động lực để phát triển bền vững, tỉnh Quảng Nam đã có chủ trương khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động nghiên cứu, bảo vệ và phát huy giá trị các di sản văn hóa phi vật thể và ban hành các chính sách, biện pháp cụ thể huy động sự tham gia của các địa phương, các tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế và đông đảo nhân dân vào việc bảo vệ, giữ gìn, phát huy giá trị nghệ thuật Bài chòi.

Việc UNESCO vinh danh “Nghệ thuật Bài chòi Trung Bộ là Di sản Văn hóa phi vật thể của nhân loại” thể hiện sự trân trọng của quốc tế đối với loại hình nghệ thuật đặc sắc; sự ghi nhận của quốc tế đối với nỗ lực to lớn của Việt Nam nói chung, các địa phương miền Trung nói riêng trong việc bảo tồn, gìn giữ Di sản Văn hóa phi vật thể quý báu này. Đây không chỉ là niềm tự hào mà còn là trách nhiệm cao cả của người dân Trung bộ trong việc giữ gìn sự đa dạng các nền văn hóa trong kho tàng văn hóa của nhân loại.

Các nghệ nhân trình diễn nghệ thuật Bài chòi - Ảnh: VGP/Lưu Hương

Dịp này, lãnh đạo tỉnh Quảng Nam cũng đã ghi nhận những đóng góp to lớn, liên tục của nhân dân, các nghệ sỹ, nghệ nhân và chính quyền các địa phương trong việc phối hợp xây dựng đề án, điều tra, sưu tầm, lập hồ sơ bảo đảm các tiêu chí công nhận Di sản Văn hóa phi vật thể thế giới.

Tỉnh Quảng Nam cam kết sẽ nỗ lực hơn nữa trong việc bảo tồn di sản văn hóa vật thể và phi vật thể thế giới. Tiếp tục phát huy vai trò, trách nhiệm của xã hội, cộng đồng trong việc bảo vệ di sản, gắn việc xây dựng môi trường văn hóa trong cộng đồng nhân dân với công tác bảo vệ di sản, nhằm hướng đến phát triển kinh tế- xã hội, du lịch bền vững.

Lưu Hương