• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Quảng Nam phát triển khu công nghiệp theo hướng sinh thái, bảo vệ môi trường

(Chinhphu.vn) - Theo quy hoạch đến năm 2030, định hướng đến năm 2045, Quảng Nam sẽ phát triển thêm khoảng 20.000 ha cụm công nghiệp và khu công nghiệp (KCN). Những KCN mới sẽ phát triển theo hướng sinh thái, bảo vệ môi trường.

04/03/2022 16:07
photo-1646363501140

Các KCN góp phần giải quyết việc làm cho lao động địa phương - Ảnh:VGP/Lưu Hương

Ban Quản lý các khu kinh tế (KTT) và KCN tỉnh Quảng Nam cho biết, hiện nay tỉnh có 13 KCN đang triển khai hoạt động, trong đó 10 KCN thuộc KKT mở Chu Lai và 3 KCN nằm ngoài KKT mở Chu Lai.

Ngoài ra, Bộ KH&ĐT đang thẩm định để trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư dự án kinh doanh kết cấu hạ tầng 2 KCN (Tam Thăng mở rộng và Cơ khí ô tô Chu Lai Trường Hải mở rộng) với tổng diện tích 363 ha. Ban Quản lý cũng đang thực hiện lập đề xuất dự án 3 KCN mới, gồm KCN Nam Thăng Bình (499,43 ha), KCN Bắc Thăng Bình (239 ha) và KCN Phú Xuân (108 ha).

Đến nay, có 223 dự án đầu tư thứ cấp đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư/chấp thuận đầu tư tại các KCN; tổng vốn đăng ký đầu tư khoảng 75.545 tỷ đồng (tương đương 3,615 tỷ USD) với 150 dự án trong nước và 73 dự án nước ngoài.

Nhìn chung thời gian qua, các KCN trong tỉnh Quảng Nam đã được đầu tư nâng cấp về cơ sở hạ tầng, thu hút được nhiều dự án đầu tư thứ cấp, giải quyết việc làm cho lao động địa phương và đóng góp lớn vào ngân sách tỉnh.

Đặc biệt, trong thời gian dịch COVID-19 diễn biến phức tạp ở trong và ngoài nước, các KCN của tỉnh Quảng Nam mặc dù có những ảnh hưởng nhất định, nhưng vẫn duy trì tốt sản xuất kinh doanh. Trong năm 2021, tổng kim ngạch xuất khẩu ước đạt 800 triệu USD; giải quyết việc làm cho 55.000 lao động.

Ông Hồ Quang Bửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, phát triển công nghiệp là định hướng lớn trong việc phát triển kinh tế của tỉnh. Hiện nay, ngành công nghiệp đã mang lại những thành công nhất định cho Quảng Nam, như thu ngân sách, giải quyết việc làm cho người lao động tại địa phương. Theo quy hoạch đến năm 2030, định hướng đến năm 2045, Quảng Nam sẽ phát triển thêm khoảng 20.000 ha cụm công nghiệp và KCN.

"Hiện nay việc triển khai, phát triển các KCN trên địa bàn tỉnh gặp nhiều vướng mắc, khó khăn, như vướng các thủ tục hành chính, giải phóng đền bù, thu hút nhà đầu tư có tiềm lực đủ khả năng thu hút nhà đầu tư thứ cấp... Tuy nhiên, địa phương đang nỗ lực từng bước giải quyết khó khăn. Xác định phát triển công nghiệp là xu thế, nên tỉnh sẽ phát triển công nghiệp có chiều sâu, lâu dài, bền vững cho sau này", ông Hồ Quang chia sẻ.

Trong thời gian tới, đối với các KCN mới, tỉnh sẽ định hướng phát triển theo hướng sinh thái, bảo vệ môi trường. Những KCN đã hiện hữu, tỉnh sẽ hướng phát triển theo hướng bảo vệ môi trường, trồng nhiều cây xanh và giảm bê tông.

"Đối với thu hút các nhà đầu tư thứ cấp, Quảng Nam ưu tiên thu hút các doanh nghiệp không ảnh hưởng đến môi trường, công nghiệp cơ khí, dược liệu và công nghệ cao", Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam thông tin thêm.

Lưu Hương