• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Quy định đăng ký thuốc bảo vệ thực vật gây bất lợi cho DN?

(Chinhphu.vn) - Tại Kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIII, Đại biểu Quốc hội Nguyễn Văn Tuyết, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã gửi ý kiến chất vấn Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về một số bất cập trong quy định quản lý thuốc bảo vệ thực vật tại Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT.

03/02/2016 08:02

Nội dung chất vấn của Đại biểu Quốc hội Nguyễn Văn Tuyết như sau:

“Ngày 8/6/2015, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT. Cử tri và các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) Việt Nam cho rằng, một số nội dung của Thông tư nếu triển khai sẽ gây nhiều bất lợi cho việc quản lý và sản xuất, kinh doanh thuốc BVTV ở Việt Nam, có nguy cơ xảy ra tình trạng độc quyền, tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, dẫn đến giá thuốc sẽ tăng cao, gây tổn hại cho doanh nghiệp và nông dân.

Tại Điều 5 của Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT quy định, doanh nghiệp phải đăng ký cập nhật vào danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng và chỉ được đăng ký 1 tên thương phẩm cho mỗi hoạt chất, thuốc kỹ thuật hoặc thuốc thành phẩm để phòng, trừ sinh vật gây hại hoặc điều hòa sinh trưởng cây trồng.

Mọi hoạt chất có thể bào chế được nhiều dạng thành phẩm với liều lượng khác nhau và có công dụng khác nhau, hơn nữa, Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật không giới hạn về điều kiện này đối với các chủ thể đứng tên đăng ký thuốc BVTV. Do đó, quy định hạn chế này là chưa thống nhất với tinh thần Luật.

Đề nghị Bộ trưởng cho biết, trước khi ban hành Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT Bộ đã tổ chức việc lấy ý kiến và tiếp thu ý kiến đối với những đối tượng bị tác động trực tiếp như thế nào? Trách nhiệm của Bộ trưởng và biện pháp khắc phục những bất cập, những điểm chưa phù hợp trong Thông tư này như thế nào? Bao giờ những vấn đề đó được giải quyết?”.

Vấn đề Đại biểu Nguyễn Văn Tuyết chất vấn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trả lời như sau:

Thuốc BVTV ở Việt Nam cũng như ở nhiều nước khác trên thế giới là loại hàng hóa kinh doanh có điều kiện và được quản lý theo Danh mục. Hàng năm, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng hoặc cấm sử dụng ở Việt Nam.

Hiện nay, trong Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam đã có gần 4.100 tên thương phẩm của gần 1.700 hoạt chất và hỗn hợp các hoạt chất. Với số lượng tên thương phẩm trong Danh mục nhiều như vậy đã và đang gây khó khăn cho nông dân và các cán bộ địa phương trong lựa chọn, khuyến cáo sử dụng thuốc. Nhiều ý kiến của các địa phương và các Đại biểu Quốc hội đề xuất phải siết chặt quản lý, hạn chế số lượng tên thương phẩm trong Danh mục thuốc BVTV ở Việt Nam.

Điều 5 của Thông tư 21/2015/TT-BNNPNT quy định, mỗi tổ chức, cá nhân đứng tên đăng ký thuốc BVTV chỉ được đăng ký 1 tên thương phẩm cho mỗi loại hoạt chất, thuốc kỹ thuật hoặc thuốc thành phẩm là nhằm hạn chế số lượng tên thương phẩm trong Danh mục. Quy định này đã được thực hiện gần 25 năm nay. Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT vẫn tiếp tục quy định này.

Trước khi ban hành Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức lấy ý kiến rộng rãi theo quy định của các tổ chức, cá nhân có liên quan trong và ngoài nước. Bộ cũng chỉ đạo Ban soạn thảo tổ chức các hội thảo để góp ý cho dự thảo Thông tư tại 2 miền Nam, Bắc. Đa số các ý kiến góp ý đều nhất trí với quy định này.

Ý kiến cho rằng quy định nêu trên của Thông tư gây bất lợi cho quản lý và sản xuất, kinh doanh thuốc BVTV ở Việt Nam, có nguy cơ xảy ra tình trạng độc quyền, tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, dẫn đến giá thuốc tăng cao, gây tổn hại cho doanh nghiệp và nông dân là chưa phản ánh đúng thực tiễn.

Trong thực tế, quy định này đã được thực hiện một cách ổn định gần 10 năm nay, đã góp phần quan trọng trong công tác quản lý thuốc BVTV ở Việt Nam. Đặc biệt, đã hạn chế được số lượng tên thương phẩm trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam, giúp người sản xuất, các cán bộ địa phương trong lựa chọn, khuyến cáo, hướng dẫn sử dụng thuốc BVTV thuận lợi hơn.

Chinhphu.vn