• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Quy định về bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu rộng rãi

(Chinhphu.vn) - Ông Nguyễn Nam Hải (Hà Nam) hỏi: Ba nhà thầu A, B, C cùng dự thầu gói thầu tư vấn, khảo sát theo hình thức đấu thầu rộng rãi và đều có 51% vốn góp của Y. Vậy 3 nhà thầu này có bị coi là có vốn góp của nhau không và có vi phạm về cạnh tranh trong quá trình đấu thầu không?

30/07/2016 10:02

Về vấn đề này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có ý kiến như sau:

Theo quy định tại Khoản 4, Điều 2 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP của Chính phủ, một trong các điều kiện để nhà thầu được đánh giá độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với nhà thầu khác cùng tham dự thầu là không có cổ phần hoặc vốn góp trên 20% của nhau khi cùng tham dự thầu một gói thầu đối với đấu thầu hạn chế.

Trường hợp của công dân Nguyễn Nam Hải hỏi, đối với gói thầu tổ chức đấu thầu rộng rãi thì các nhà thầu cùng tham dự thầu không cần tuân thủ quy định về bảo đảm cạnh tranh nêu trên.

Chinhphu.vn