• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Quy định về kiểm tra ATTP có nguồn gốc động vật nhập khẩu

(Chinhphu.vn) - Ông Lê Hồng Nam (tỉnh Vĩnh Long) đề nghị cơ quan chức năng giải đáp một số thắc mắc liên quan đến việc áp dụng các quy định hiện hành trong kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu có nguồn gốc động vật.

27/10/2015 08:02

Theo phản ánh của ông Nam, Thông tư số 25/2010/TT-BNNPTNT ngày 8/4/2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn việc kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP) đối với hàng hoá có nguồn gốc động vật nhập khẩu hiện nay vẫn còn hiệu lực. Trong đó, Điều 14 của Thông tư hướng dẫn về nội dung, trình tự và thủ tục kiểm tra dẫn chiếu Quyết định số 118/2008/QĐ-BNN và Thông tư số 78/2009/TT-BNNPTNT, tuy nhiên, 2 văn bản này đã hết hiệu lực.

Ông Nam hỏi, vậy việc kiểm tra vệ sinh ATTP đối với hàng hoá có nguồn gốc động vật nhập khẩu hiện nay áp dụng như thế nào?

Đối với Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25/4/2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật ATTP, ông Nam không thấy có thông tư hướng dẫn của Bộ Y tế mà đến nay chỉ có thông tư của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn cho trường hợp kiểm tra ATTP đối với hàng hóa có nguồn gốc thực vật (Thông tư số 12/2015/TT-BNNPTNT), còn trường hợp kiểm tra ATTP hàng hóa có nguồn gốc động vật cũng không có hướng dẫn. Ông Nam đề nghị cơ quan chức năng xem xét, hướng dẫn cụ thể.

Về vấn đề này, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trả lời ông Nam như sau:

Tại Khoản 1, Điều 14 Thông tư số 25/2010/TT-BNNPTNT đề nghị áp dụng Thông tư số 06/2010/TT-BNNPTNT ngày 2/2/2010 quy định trình tự, thủ tục kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành để thay thế các văn bản đã hết hiệu lực.

Về Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25/4/2012, Bộ Y tế đã ban hành và đồng ban hành một số thông tư hướng dẫn, cụ thể như sau:

- Thông tư số 15/2012/TT-BYT ngày 12/9/2012 của Bộ Y tế quy định điều kiện chung bảo đảm ATTP đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

- Thông tư số 19/2012/TT-BYT ngày 9/11/2012 của Bộ Y tế hướng dẫn việc công bố hợp quy và công bố phù hợp quy định ATTP.

- Thông tư số 27/2012/TT-BYT ngày 30/11/2012 của Bộ Y tế hướng dẫn việc quản lý phụ gia thực phẩm.

- Thông tư số 24/2013/TT-BYT ngày 14/8/2013 của Bộ Y tế ban hành quy định mức giới hạn tối đa dư lượng thuốc thú y trong thực phẩm.

- Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT ngày 9/4/2014 hướng dẫn việc phân công quản lý Nhà nước về ATTP.

- Thông tư liên tịch số 34/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT ngày 27/10/2014 hướng dẫn ghi nhãn hàng hóa đối với thực phẩm, phụ gia thực phẩm và chất hỗ trợ chế biến thực phẩm bao gói sẵn.

Trường hợp kiểm tra ATTP đối với hàng hóa có nguồn gốc động vật, vẫn đang áp dụng Thông tư số 25/2010/TT-BNNPTNT ngày 8/4/2010.

Hiện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang chỉ đạo Cục Thú y xây dựng thông tư thay thế Quyết định số 15/2006/QĐ-BNN ngày 8/3/2006 quy định về quy trình, thủ tục kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật, kiểm tra vệ sinh thú y phù hợp với quy định tại Luật Thú y (có hiệu lực từ ngày 1/7/2016).

Chinhphu.vn