• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Quy định về người có quyền thờ cúng liệt sĩ

(Chinhphu.vn) – Theo Điều 2 Thông tư số 16/2014/TT-BLĐTBXH, trường hợp liệt sĩ không có hoặc không còn con hoặc có một con duy nhất nhưng người con đó bị hạn chế năng lực hành vi, mất năng lực hành vi, cư trú ở nước ngoài hoặc không xác định được nơi cư trú thì người thờ cúng là người được gia đình hoặc họ tộc liệt sĩ ủy quyền.

29/08/2023 09:02

Tại Khoản 5 Điều 11 Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH quy định, trường hợp người thờ cúng liệt sĩ chết hoặc không tiếp tục thờ cúng liệt sĩ thì cá nhân khác được gia đình, họ tộc của liệt sĩ ủy quyền thờ cúng liệt sĩ thực hiện thủ tục theo quy định tại Khoản 1 Điều này. 

Ông Nguyễn Vĩnh Phúc (Bình Thuận) hỏi, căn cứ quy định nêu trên thì người thờ cúng là người được gia đình hoặc họ tộc liệt sĩ ủy quyền có đúng không?

Về vấn đề này, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trả lời như sau:

Theo quy định mới về người thờ cúng liệt sĩ tại Khoản 6 Điều 28 Nghị định số 131/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng thì người thờ cúng liệt sĩ có các trường hợp sau:

Trường hợp liệt sĩ còn thân nhân: Người được các thân nhân liệt sĩ ủy quyền (một trong các thân nhân hoặc người được các thân nhân thống nhất ủy quyền).

Trường hợp liệt sĩ chỉ còn con: 

- Nếu có nhiều con, một người con được những người con còn lại ủy quyền. 

- Nếu chỉ có một con/chỉ còn một con còn sống, người con này thờ cúng liệt sĩ (không phải làm văn bản ủy quyền). 

- Nếu giao người khác, người được hưởng trợ cấp thờ cúng liệt sĩ là người thờ cúng liệt sĩ do các con thống nhất ủy quyền.

Trường hợp liệt sĩ không còn thân nhân/chỉ còn một thân nhân duy nhất nhưng bị hạn chế/mất năng lực hành vi, cư trú ở nước ngoài/không xác định được nơi cư trú:

- Người được ông, bà nội; ông, bà ngoại; anh, chị, em ruột của liệt sĩ; cháu nội, cháu ngoại của liệt sĩ ủy quyền.

- Nếu những người này không còn thì cụ nội, cụ ngoại của liệt sĩ; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của liệt sĩ; cháu ruột liệt sĩ mà liệt sĩ là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của liệt sĩ mà liệt sĩ là cụ nội, cụ ngoại ủy quyền.

Trường hợp không xác định được người ủy quyền thì Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành quyết định trợ cấp thờ cúng liệt sĩ đối với UBND cấp xã nơi liệt sĩ cư trú trước khi tham gia hoạt động cách mạng. Nếu không xác định được xã nơi liệt sĩ cư trú trước khi tham gia hoạt động cách mạng thì giao cơ quan, đơn vị cấp giấy chứng nhận hy sinh để thực hiện nghi thức dâng hương liệt sĩ theo phong tục địa phương.

Chinhphu.vn