• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Quy định về số lượng cán bộ, công chức cấp xã

(Chinhphu.vn) - Cử tri tỉnh Lâm Đồng kiến nghị Bộ Nội vụ sớm sửa đổi, bổ sung Nghị định 92/2009/NĐ-CP theo hướng quy định số lượng cán bộ, công chức cấp xã theo tỷ lệ dân số để phù hợp trong công tác quản lý, vì hiện nay số cán bộ chỉ chênh lệch từ 1 đến 2 người, trong khi đó số dân giữa xã, phường, thị trấn chênh lệch từ hàng ngàn đến chục ngàn người.

16/05/2014 14:02
Ảnh minh hoạ

Ngoài ra, cử tri cho rằng, theo Nghị quyết Trung ương 7 khoá XI quy định tối đa chỉ có 3 người hoạt động ở tổ dân phố, thôn được hưởng phụ cấp từ ngân sách là chưa phù hợp với thực tế hoạt động tại cơ sở. Theo cử tri, nên có cơ chế khoán như Nghị định 29/2013/NĐ-CP về sửa đổi một số điều của Nghị định 92/2009/NĐ-CP là hợp lý để phát huy sự tham gia hoạt động của các đoàn thể, chi hội, chi đoàn vào tổ chức thực hiện các phong trào ở khu dân cư.

Về các vấn đề này, Bộ Nội vụ trả lời cử tri tỉnh Lâm Đồng như sau:

Số lượng cán bộ xã theo từng loại đơn vị hành chính

Khoản 5 Điều 61 Luật Cán bộ, công chức năm 2008, Điều 4 Nghị định 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã đã quy định số lượng cán bộ, công chức cấp xã được bố trí theo loại đơn vị hành chính cấp xã.

Theo đó, cấp xã loại 1 không quá 25 người, cấp xã loại 2 không quá 23 người, cấp xã loại 3 không quá 21 người. Việc xếp loại đơn vị hành chính cấp xã thực hiện theo quy định tại Nghị định 159/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về việc phân loại đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn.

Nghị định 159/2005/NĐ-CP quy định, tiêu chí để phân 3 loại cấp xã được căn cứ vào 3 nhóm yếu tố là dân số, diện tích tự nhiên và các yếu tố đặc thù của từng xã, phường, thị trấn (theo vùng khó khăn, xã an toàn khu, cơ cấu lao động, tỷ lệ thu ngân sách, tỷ lệ người dân tộc thiểu số, tỷ lệ tín đồ tôn giáo....).

Như vậy, việc quy định số lượng cán bộ, công chức cấp xã theo từng loại đơn vị hành chính cấp xã tại Nghị định 92/2009/NĐ-CP là phù hợp và bao quát hơn so với việc chỉ quy định theo một yếu tố là dân số.

Chế độ với người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố

Việc thể chế hoá Kết luận số 64-KL/TW ngày 28/5/2013 của Hội nghị Trung ương 7 (khoá XI), trong đó có nội dung sửa đổi quy định về cán bộ, công chức cấp xã sẽ được thực hiện từ nhiệm kỳ 2015 - 2020.

Theo đó, Bộ Nội vụ xin ghi nhận kiến nghị của cử tri và trên cơ sở kết quả thực hiện cơ chế khoán quỹ phụ cấp đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố quy định tại Nghị định 29/2013/NĐ-CP ngày 8/4/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 92/2009/NĐ-CP để nghiên cứu trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định cho phù hợp.

Chinhphu.vn