• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Quy định về trình độ chuẩn đối với giáo viên tiểu học

(Chinhphu.vn) - Trình độ chuẩn được đào tạo đối với giáo viên tiểu học là có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên đối với giáo viên tiểu học; trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm.

18/05/2022 08:20

Ông Nguyễn Văn Em (Hậu Giang) có bằng đại học sư phạm chuyên ngành Tâm lý giáo dục do Trường Đại học Sư phạm Hà Nội cấp. Trong 34 năm công tác, ông đã đạt nhiều thành tích như: Chiến sĩ thi đua cơ sở, bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh, chiến sĩ thi đua cấp tỉnh và có giấy chứng nhận quản lý trường tiểu học, chứng chỉ chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng II V.07.03.07.

Theo Thông tư số 02/2021/TT-BGDĐT, bằng đại học của ông không đạt nên ông phải chuyển xuống chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng III. Ông Em hỏi, trường hợp ông áp dụng như vậy có đúng không?

Về vấn đề này, Bộ Giáo dục và Đào tạo trả lời như sau:

Điểm b, Khoản 1, Điều 72 Luật Giáo dục 2019 quy định trình độ chuẩn được đào tạo đối với giáo viên tiểu học là: Có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên đối với giáo viên tiểu học; trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm.

Bằng đại học sư phạm chuyên ngành Tâm lý giáo dục không phải là bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên tiểu học hoặc bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp với việc giảng dạy chương trình giáo dục cấp tiểu học. Do đó, ông Nguyễn Văn Em thuộc đối tượng chưa đạt trình độ chuẩn được đào tạo đối với giáo viên tiểu học.

Khoản 3, Điều 9 Thông tư số 02/2021/TT-BGDĐT quy định: Trường hợp giáo viên tiểu học hạng II (mã số V.07.03.07) do chưa đạt các tiêu chuẩn của hạng II (mã số V.07.03.28) nên bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng III (mã số V.07.03.29) theo quy định tại Khoản 3, Điều 7 Thông tư này sau khi đạt các tiêu chuẩn của hạng II (mã số V.07.03.28) thì được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng II (mã số V.07.03.28) mà không phải thông qua kỳ thi hoặc xét thăng hạng. 

Vì vậy, ông Nguyễn Văn Em được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng III (mã số V.07.03.29) là đúng quy định.

Nếu ông thuộc đối tượng thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo theo quy định tại Khoản 2, Điều 2 Nghị định số 71/2020/NĐ-CP thì ông đăng ký với cơ quan có thẩm quyền tại địa phương để tham gia đào tạo.

Trường hợp không thuộc đối tượng nâng trình độ chuẩn được đào tạo theo Nghị định số 71/2020/NĐ-CP thì thực hiện theo quy định tại Thông tư số 24/2020/TT-BGDĐT ngày 25/8/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định việc sử dụng giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục trong các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học, trung học cơ sở chưa đáp ứng trình độ chuẩn được đào tạo.

Chinhphu.vn