• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Quy định về vốn Nhà nước tại doanh nghiệp

(Chinhphu.vn) – Vốn góp của Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam tại Công ty CP Phụ tùng máy số 1 không phải vốn Nhà nước mà là vốn của công ty cổ phần có vốn của Nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp khác.

29/11/2018 09:02

Công ty CP Phụ tùng máy số 1 là công ty cổ phần (đã lên sàn giao dịch), có 55% vốn điều lệ là của công ty mẹ, công ty mẹ 88% vốn Nhà nước. Công ty có một dây chuyền máy (mua năm 2014), đã khấu hao hết vào tháng 12/2017 (nguyên giá 4,5 tỷ đồng), máy vẫn còn sử dụng được. Do kỹ thuật bị lạc hậu so với dòng sản phẩm sản xuất hiện tại của Công ty nên Công ty muốn thanh lý dây chuyền này (không sử dụng để sản xuất sản phẩm).

Theo quy định của Thông tư 200/2014/TT-BTC, theo Điều lệ, Quy chế tài chính của Công ty, Giám đốc Công ty có quyền quyết định đầu tư, mua, bán số tài sản có giá trị nhỏ hơn 10% tổng tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của Công ty (tổng giá trị tài sản quý 2/2018: 343 tỷ đồng, vốn điều lệ: 70 tỷ đồng).

Qua Hệ thống Tiếp nhận, trả lời kiến nghị của doanh nghiệp, Công ty CP Phụ tùng máy số 1 hỏi:

Với chi tiết về vốn như trên, Công ty CP Phụ tùng máy số 1 có phải là Công ty có vốn của Nhà nước không? Nếu có là bao nhiêu (quy định tại văn bản nào)? Công ty có phải thực hiện mua sắm theo Luật Đấu thầu không?

Thủ tục thanh lý tài sản phải thực hiện như thế nào, cơ sở để áp dụng là các văn bản trên đã đủ chưa? Công ty có cần phải thực hiện theo Nghị định 17/2010/NĐ-CP không và có phải thuê đơn vị định giá không? Phải tiến hành đăng báo và tổ chức đấu thầu không?

Giám đốc Công ty có phải trình Hội đồng quản trị không và Công ty có được phép lựa chọn chỉ định một đơn vị nào đó để bán không? Nếu bán cho một đơn vị có nhu cầu mua thực sự và công ty này có chung công ty mẹ với Công ty CP Phụ tùng máy số 1 (51% vốn điều lệ công ty mẹ) có được không, thủ tục phải thực hiện như thế nào?

Về vấn đề này, Bộ Tài chính trả lời như sau:

Khoản 8, Điều 4 Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26/11/2014 quy định: “8. Doanh nghiệp Nhà nước là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ”.

Theo Khoản 8, 9 Điều 3 Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp số 69/2014/QH13 ngày 26/11/2014:

“Điều 3. Giải thích từ ngữ:

“8. Vốn Nhà nước tại doanh nghiệp bao gồm vốn từ ngân sách Nhà nước, vốn tiếp nhận có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước; vốn từ quỹ đầu tư phát triển tại doanh nghiệp, quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp; vốn tín dụng do Chính phủ bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước và vốn khác được Nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp.

9. Vốn của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ bao gồm vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp và vốn do doanh nghiệp huy động”.

Khoản 6, Điều 4 Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ngày 13/10/2015 của Chính phủ về đầu tư vốn Nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp quy định:

“6. Vốn của doanh nghiệp Nhà nước đầu tư ra ngoài doanh nghiệp là vốn của doanh nghiệp Nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn và các hình thức đầu tư khác theo quy định của pháp luật”.

Công ty CP Phụ tùng máy số 1 là công ty con của Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam (VEAM), do VEAM nắm giữ 55% vốn điều lệ. VEAM thực hiện xác định giá trị doanh nghiệp tại thời điểm ngày 1/7/2014 và chính thức chuyển sang hoạt động theo hình thức công ty cổ phần tại thời điểm ngày 24/1/2017 với vốn điều lệ là 13.288 tỷ đồng (Nhà nước nắm giữ 88,47% vốn điều lệ).

Căn cứ theo các quy định trên, vốn góp của VEAM tại Công ty CP Phụ tùng máy số 1 không phải vốn Nhà nước mà là vốn của công ty cổ phần có vốn của Nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp khác.

Thủ tục thanh lý tài sản

Về hạch toán kế toán thanh lý tài sản cố định (TSCĐ), tại Điểm 3.2, Khoản 3, Điều 35 Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp có hướng dẫn về việc hạch toán kế toán đối với trường hợp thanh lý TSCĐ và thủ tục thanh lý TSCĐ. Đề nghị Công ty CP Phụ tùng máy số 1 căn cứ vào quy định này để thực hiện hạch toán kế toán thanh lý TSCĐ cho phù hợp.

Về nguyên tắc quản lý, sử dụng, khấu hao và thanh lý TSCĐ, đề nghị Công ty thực hiện theo quy định tại các Thông tư: 45/2013/TT-BTC ngày 25/4/2013, 147/2016/TT-BTC ngày 13/10/2016 và 28/2017/TT-BTC ngày 12/4/2017 của Bộ Tài chính. Đồng thời, đề nghị Công ty thực hiện theo quy định tại điều lệ tổ chức hoạt động, quy chế quản lý tài chính của Công ty bảo đảm phù hợp với pháp luật hiện hành và các quy định pháp luật khác có liên quan.

Ngoài ra, nội dung câu hỏi liên quan đến Nghị định số 17/2010/NĐ-CP ngày 4/3/2010 của Chính phủ về bán đấu giá tài sản (Bộ Tư pháp chủ trì soạn thảo), về Luật Đấu thầu (theo Nghị định số 86/2017/NĐ-CP ngày 25/7/2017 của Chính phủ thì Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì thực hiện quản lý Nhà nước về hoạt động đấu thầu trên phạm vi cả nước).

Chinhphu.vn