• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Rà soát, cải cách các thủ tục trong lĩnh vực người có công

(Chinhphu.vn) – Theo ý kiến của cử tri tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, thủ tục giải quyết chế độ người có công với cách mạng rất rườm rà, đặc biệt đối với những trường hợp đơn vị bị giải thể, sáp nhập vào đơn vị khác. Cử tri đề nghị quan tâm rà soát, đơn giản hóa thủ tục này

09/10/2015 10:02

Cũng liên quan đến vấn đề này, cử tri các tỉnh An Giang, Hà Nội, Hà Nam, Phú Yên, Tây Ninh, Quảng Ninh phản ánh, thủ tục làm hồ sơ hưởng chất độc da cam hiện nay quá rườm rà, nhiều khâu xác nhận, gây khó khăn không thực hiện được (ví dụ trong kháng chiến quân chủ lực bộ đội đều hoạt động trên rừng nên yêu cầu địa phương xác nhận là rất khó); có những trường hợp người đã được hưởng chế độ chất độc da cam rồi nhưng buộc phải làm lại do làm sai.

Cử tri đề nghị rà soát và giải quyết dứt điểm chế độ, chính sách sớm xem xét và có giải pháp đẩy nhanh hơn nữa giải quyết chế độ trợ cấp cho người tham gia kháng chiến bị nhiễm chất độc đioxin. Đồng thời nâng mức trợ cấp ưu đãi cho người có công với cách mạng, để cải thiện và nâng cao mức sống của người có công và gia đình có công với cách mạng.

Về vấn đề này, Bộ LĐTBXH trả lời cử tri các tỉnh như sau:

Thông tư đã quy định rõ về trình tự, thủ tục lập hồ sơ

Về kiến nghị thủ tục giải quyết chế độ người có công với cách mạng rất rườm rà: Thực hiện Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 9/4/2013 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH ngày 15/5/2013 hướng dẫn về thủ tục lập hồ sơ, quản lý hồ sơ, thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân. Thông tư đã quy định rõ về trình tự, thủ tục lập hồ sơ, xác nhận, giải quyết chế độ của từng loại đối tượng, thời hạn giải quyết, có văn bản trả lời nêu rõ lý do đối với những trường hợp không đủ điều kiện.

Bên cạnh đó, Bộ Quốc phòng hướng dẫn thủ tục, hồ sơ xác nhận đối với đối tượng thuộc quân đội. Bộ Công an hướng dẫn thủ tục, hồ sơ xác nhận đối với đối tượng thuộc công an.

Đồng thời, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sẽ tiếp tục rà soát để cải cách thủ tục hành chính trong việc thực hiện chính sách ưu đãi người có công trong thời gian tới.

Thủ tục đảm bảo sự chặt chẽ, phù hợp

Về kiến nghị hồ sơ quá rườm rà, gây khó khăn cho đối tượng hưởng chế độ chất độc da cam: Triển khai thực hiện Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 9/4/2013 của Chính phủ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện như: Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH ngày 15/5/2013, Thông tư liên tịch số 41/2013/TTLT-BYT-BLĐTBXH ngày 18/11/2013.

Để giải quyết một số vướng mắc phát sinh trong việc triển khai thực hiện Nghị định số 31/2013/NĐ-CP, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư số 16/2014/TT-BLĐTBXH  ngày 30/7/2014, hướng dẫn một số nội dung xác nhận và thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng, trong đó có người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học. Như vậy, trình tự, thủ tục xem xét xác nhận và giải quyết chế độ đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học hiện nay đã đảm bảo sự chặt chẽ, phù hợp theo hướng dẫn tại các Thông tư nêu trên và đang được triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả tại các địa phương trên cả nước.

Mức chuẩn đã được điều chỉnh tăng lên 1.318.000 đồng

Về kiến nghị nâng mức trợ cấp ưu đãi cho người có công với cách mạng: Trong những năm qua, mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi người có công với cách mạng đã được điều chỉnh hàng năm, phù hợp với điều kiện kinh tế của đất nước, cân đối với việc nâng mức lương tối thiểu (lương cơ sở) và trợ cấp bảo hiểm xã hội; đồng thời phải đảm bảo công bằng giữa các đối tượng chính sách.

Gần đây nhất, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trình Chính phủ ban hành Nghị định số 20/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 quy định mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công, theo đó mức chuẩn đã được điều chỉnh tăng lên 1.318.000 đồng (cao hơn mức lương cơ sở hiện nay của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong các cơ quan, đơn vị sự nghiệp nhà nước là 1.150.000 đồng).

Thực hiện Kết luận số 63-KL/TW ngày 27/5/2013 của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về "Một số vấn đề cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và định hướng cải cách đến năm 2020", Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã phối hợp với Bộ Nội vụ và các cơ quan liên quan thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương và đang tích cực triển khai kế hoạch thực hiện các nội dung theo Kết luận số 63-KL/TW, trong đó có việc xây dựng và ban hành Đề án cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội, cải cách chính sách ưu đãi người có công với cách mạng.

Chinhphu.vn