• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Robot “cai ngục”

Dự đoán với sự phát triển của công nghệ thông tin và tự động hóa, sẽ có ngày có “cai ngục” robot. Bây giờ điều đó đang là hiện thực. Tại Hàn Quốc, các nhà khoa học bắt đầu thử nghiệm tính khả thi của việc sử dụng robot trong trại tù ở Pohang.

19/04/2012 19:35

Robot coi tù

Ban đầu nhiệm vụ đơn giản nhất được “giao” cho robot là tuần tra hội trường, các khu trại, phát hiện các dấu hiệu rắc rối, kịp thời cảnh báo sớm cho lực lượng trấn áp.

Một robot gọi là Robo-Guard, được trang bị với rất nhiều camera, microphone, loa và phần mềm, cho phép nó đi lang thang trong các khu vực được xác định trước, soi mói qua cửa bất thường hoặc theo lệnh từ trung tâm. Nó cũng có phần mềm phân tích hành vi của các tù nhân (như đánh nhau, vi phạm quy chế, phá hoại tài sản…) để quyết định mức độ cần hay chưa cần báo động. Robot còn phối hợp với các camera cài đặt trong phòng giam, kết nối về máy tính trực ban. Tuy nhiên, thử nghiệm này được thực hiện trong một môi trường mà đối tượng thử nghiệm không được phép phản đối.

Mục đích chính của việc sử dụng robot coi tù là giảm chi phí nhân lực trong các trại giam và an toàn trong giám sát, bảo vệ, ngăn chặn sớm hành vi tù nhân nổi loạn. Ngoài việc tuần tra hội trường, các robot cũng là trạm trung chuyển không dây, liên lạc hai chiều, để sĩ quan trực nhà giam ra lệnh, thông báo, cảnh báo tù nhân, thậm chí truyền lệnh cho “đội trấn áp” mà không phải rời trung tâm chỉ huy.

 Tuy thế các sĩ quan cảnh sát trại giam có quyền kiểm soát hành động của robot, thông qua iPad, với một trình mã hóa, được cấp quyền riêng.

Robo-Guard di chuyển tốc độ trung bình 2km/h, khi sắp hết pin, nó biết áp vào ổ cắm để “sạc điện” cho đầy.

Qua thử nghiệm 3 robot “chạy” trong một tháng, chi phí giảm đi 75%. Bây giờ đến lượt các nhà nghiên cứu và các chính trị gia quyết định về tính khả thi, tính pháp lý về việc sử dụng chính thức robot này.

 Các quan chức cho biết, họ còn muốn có được những robot thông thạo hơn, để một ngày kia nó có thể khám xét, lục soát tù nhân, kỳ vọng làm giảm thấp nhất vũ khí tự chế, công cụ vượt ngục hoặc các hành vi chống phá nhà tù.

Theo Physorg