• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Sắp có quy định về chi trả dịch vụ hấp thụ và lưu giữ các-bon rừng

(Chinhphu.vn) - Bộ NN&PTNT đang xây dựng dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 156/2018/NĐ-CP, trong đó có nội dung về chi trả dịch vụ "Hấp thụ và lưu giữ các-bon của rừng; giảm phát thải khí nhà kính từ hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, quản lý rừng bền vững, tăng trưởng xanh"

08/07/2022 12:45

Thỏa thuận chi trả giảm phát thải vùng Bắc Trung Bộ (ERPA) đã được ký kết ngày 22/10/2020 giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (cơ quan thực hiện Chương trình giảm phát thải vùng Bắc Trung Bộ) và Ngân hàng thế giới (WB) với tư cách là cơ quan được Quỹ Đối tác Carbon trong lâm nghiệp (FCPF) ủy thác.

Với Thỏa thuận này, Việt Nam sẽ chuyển nhượng lượng giảm phát thải 10,3 triệu tấn CO2e ở vùng Bắc Trung Bộ giai đoạn 2018-2024 cho FCPF với tổng số tiền là 51,5 triệu USD.

Trên cơ sở ký kết giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và WB, để điều phối và phân chia nguồn tương ứng, UBND các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ phân phối sẽ chỉ đạo các chủ rừng, các bên liên quan tham gia thực hiện Thỏa thuận theo các điều khoản ràng buộc. Các tỉnh thực hiện gồm: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.

Từ đó đến nay Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã xây dựng dự thảo nghị định của Chính phủ về chuyển nhượng kết quả giảm phát thải và quản lý tài chính chi trả giảm phát thải vùng Bắc Trung Bộ, đã góp ý kiến nhiều lần.

Diện tích rừng tự nhiên dãy Trường Sơn của các tỉnh khu vực Bắc Trung Bộ rất cần nguồn kinh phí từ thỏa thuận này để tăng cường cho các chủ rừng quản lý bảo vệ rừng tự nhiên, giảm áp lực phá rừng. Tuy nhiên, từ khi ký kết đến nay đã gần 2 năm nhưng người dân địa phương gần rừng và các chủ rừng chưa được hưởng nguồn kinh phí này. Nhiều diện tích rừng không có nguồn kinh phí để bảo vệ do vậy nguy cơ phá rừng luôn ở mức cao.

Ông Lê Hải (Quảng Bình) hỏi, tại sao đến nay vẫn chưa có quy định pháp lý để chi trả nguồn kinh phí bán tín chỉ CO2 này, trong lúc người dân và các chủ rừng đang rất cần kinh phí này để bảo vệ rừng?

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trả lời vấn đề này như sau:

Ngay sau khi Thỏa thuận chi trả giảm phát thải vùng Bắc Trung Bộ (ERPA) được ký kết, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã khẩn trương phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan xây dựng dự thảo nghị định của Chính phủ về thí điểm chuyển nhượng kết quả giảm phát thải và quản lý tài chính ERPA và gửi xin ý kiến của các bộ: Tài chính, Kế hoạch và Đầu Tư, Tư Pháp, Tài nguyên và Môi trường; UBND 6 tỉnh vùng Bắc Trung Bộ (Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế) và WB.

Trên cơ sở ý kiến góp ý của các bộ, các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ, WB và báo cáo thẩm định của Bộ Tư pháp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã hoàn thiện hồ sơ dự thảo nghị định trình Chính phủ xem xét ban hành tại Tờ trình số 2076/TTr-BNN-TCLN ngày 6/4/2022.

Hiện nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang tiếp tục phối hợp với cơ quan, đơn vị có liên quan tiếp thu giải trình, bổ sung một số nội dung để trình Chính phủ xem xét ban hành.

Đồng thời, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang xây dựng dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 156/2018/NĐ-CP, trong đó có nội dung về chi trả dịch vụ "Hấp thụ và lưu giữ các-bon của rừng; giảm phát thải khí nhà kính từ hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, quản lý rừng bền vững, tăng trưởng xanh" (viết tắt là dịch vụ các-bon rừng), là một trong năm loại dịch vụ môi trường rừng được quy định tại Khoản 3, Điều 61 của Luật Lâm nghiệp, hiện nay đang xin ý kiến góp ý rộng rãi của các bộ, ngành, đơn vị, địa phương, dự kiến trình Chính phủ xem xét ban hành nghị định vào quý IV năm 2022.

Chinhphu.vn