• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

SCIC đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì

(Chinhphu.vn) – Chiều 21/10, tại Hà Nội, Tổng Công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) đã trang trọng tổ chức Lễ đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì.

21/10/2022 18:19
SCIC đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì - Ảnh 1.

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân trao Huân chương Lao động hạng Nhì cho Tổng công ty SCIC - Ảnh: VGP/Lê Sơn

Đến dự có nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân; lãnh đạo các Ban, bộ, ngành Trung ương và cán bộ SCIC qua các thời kỳ.

Phát biểu tại buổi lễ, Phó Chủ tịch Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp Hồ Sỹ Hùng nêu rõ: Cách đây 17 năm, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định thành lập SCIC. Việc ra đời của SCIC là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, có ý nghĩa quan trọng, góp phần đổi mới phương thức quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp theo cơ chế hành chính sang cơ chế đầu tư, kinh doanh vốn, mà trong đó Nhà nước đóng vai trò là cổ đông trong doanh nghiệp thông qua một tổ chức kinh tế đặc biệt là Tổng công ty SCIC.

Từ đó đến nay, trong bối cảnh kinh tế thế giới và khu vực chuyển biến phức tạp, ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh thì hoạt động của SCIC vẫn được triển khai theo đúng quy định, vốn của Nhà nước được bảo toàn và phát triển.

Cụ thể, cho đến nay,SCIC đã tiếp nhận quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại 1.079 doanh nghiệp, trong đó có 24 Tổng công ty và tập đoàn, với tổng giá trị vốn Nhà nước gần 30.800 tỷ đồng, giải ngân đầu tư đạt 37.651 tỷ đồng.

SCIC cũng đã tổ chức bán vốn taok 1.040 doanh nghiệp và bán quyền mua tại 19 doanh nghiệp với tổng giá vốn 12.410 tỷ đồng, thu về 51.062 tỷ đồng, kết quả thu được gấp 4,1 lần giá vốn.

So với thời điểm thành lập, doanh thu của SCIC tăng gấp 49,8 lần, lợi nhuận sau thuế tăng gấp 77,3 lần, vốn chủ sở hữu tăng gấp 16,2 lần, tổng tài sản tăng gấp 11,7 lần, tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu (ROE) bình quân đạt 13,1%. Đóng góp cho ngân sách nhà nước tăng trưởng bình quân 64,2%/năm.

Theo ông Hồ Sỹ Hùng, với hoạt động đầu tư hiện hữu, SCIC đã hỗ trợ các doanh nghiệp thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, hình thành doanh nghiệp có quy mô lớn, hiệu quả cao và dẫn đầu thị trường hiện nay như Vinamilk, Dược Hậu Giang, FPT Telecom…

SCIC đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì - Ảnh 2.

SCIC cần sớm hoàn thiện, báo cáo Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược phát triển SCIC giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2035 - Ảnh: VGP/Lê Sơn

Mới đây, SCIC đã nỗ lực báo cáo cơ quan có thẩm quyền tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để giải ngân đầu tư theo chỉ định của Chính phủ vào Vietnam Airlines với giá trị đầu tư 6.895 tỷ đồng.

Với vai trò đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp, SCIC đã chủ động tham gia tích cực vào xây dựng và tổ chức thực hiện tái cơ cấu, nâng cao hiệu quả sản xuất – kinh doanh, tối ưu hóa giá trị phần vốn nhà nước, đặc biệt có một số tập đoàn, tổng công ty quy mô lớn như Vinatex, Seaprodex, Licogi, Tổng công ty Thép, Tổng công ty Sông Đà, Sabeco…

"Những kết quả trên của SCIC đã góp phần tích cực cùng với 18 tập đoàn, tổng công ty thực hiện thắng lợi nhiệm vụ Chính phủ giao cho Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp", ông Hồ Sỹ Hùng nhấn mạnh.

Trước những yêu cầu phát triển KT-XH của đất nước trong thời kỳ hội nhập, sắp xếp và cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, thực hiện vai trò nhà đầu tư của Chính phủ, nhiệm vụ của SCIC là rất nặng nề.

Do đó, SCIC cần sớm hoàn thiện, báo cáo Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược phát triển SCIC giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2035, để có căn cứ pháp lý đẩy mạnh triển khai hoạt động đầu tư kinh doanh vốn trong bối cảnh KT-XH trong và ngoài nước đang có nhiều biến động.

Kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền và Thủ tướng Chính phủ tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về mặt pháp lý, cơ chế chính sách trong hoạt động đầu tư kinh doanh vốn nhà nước của SCIC.

Hoàn tất thủ tục ghi nhận vốn điều lệ cho SCIC theo quy định tại Nghị didnhj148/2018/NĐ-CP và Nghị định 140/2020/NĐ-CP; báo cáo Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án cơ cấu lại SCIC giai đoạn 2021-2025.

Đặc biệt, đẩy mạnh hơn nữa chức năng đầu tư kinh doanh vốn của Tổng công ty và định hướng rõ nét hơn, thực hiện tốt vai trò nhà đầu tư Chính phủ. Triển khai nghiên cứu một số cơ hội đầu tư tại một số dự án, hợp tác với một số tập đoàn, tổng công ty thuộc Ủy ban Quản lý vốn và tiếp tục nâng cao năng lực thể chế, bộ máy hoạt động và nguồn nhân lực của SCIC để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.

Lê Sơn