• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Sẽ bãi bỏ hàng loạt thủ tục hành chính về kiểm dịch

(Chinhphu.vn) – Theo phản ánh của ông Âu Thanh Long, Phó Chủ tịch Hiệp hội chăn nuôi Đông Nam Bộ, hiện các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực chăn nuôi, chế biến gia súc gia cầm ngoài việc chịu nhiều chi phí, lệ phí thú y thì các quy trình quản lý, kiểm dịch thú y cũng gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp.

29/09/2015 07:02

Ông Long cũng cho rằng, hoạt động cấp giấy kiểm dịch thú y qua quá nhiều bước. Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thú y còn chồng chéo với cơ quan quản lý về an toàn thực phẩm.

Để giảm bớt khó khăn cho doanh nghiệp và người chăn nuôi, ông Long đề nghị cơ quan thú y nên tập trung kiểm soát tốt ở khâu nhập/xuất và chăn nuôi, đồng thời bãi bỏ chi phí lệ phí thú y từ khâu nhập khẩu cho đến tổ chức chăn nuôi, giết mổ, phân phối, nếu có thì chỉ thu một lần cho từng bước.

Vấn đề ông Long kiến nghị, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có ý kiến như sau:

Pháp lệnh Thú y được thông qua năm 2004 khi dịch bệnh động vật đang diễn ra trên diện rộng. Trải qua hơn 10 năm, một số nội dung trong Pháp lệnh không còn phù hợp với tình hình hiện nay.

Để giải quyết vấn đề này, Luật Thú y đã được Quốc hội khóa XIII thông qua tại kỳ họp thứ 9 vào ngày 19/6/2015 và có hiệu lực từ ngày 1/7/2016.

Luật đã có các quy định mới như sau: Không thực hiện kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật vận chuyển nội tỉnh; không kiểm dịch đối với động vật, sản phẩm động vật xuất phát từ cơ sở an toàn dịch bệnh, cơ sở đã được phòng bệnh bằng vắc xin, cơ sở đã được giám sát dịch bệnh; chỉ thực hiện kiểm dịch vận chuyển ra khỏi tỉnh xuất phát từ nơi có nguy cơ về dịch bệnh.

Việc vệ sinh tiêu độc khử trùng và niêm phong phương tiện vận chuyển do doanh nghiệp tự thực hiện dưới sự giám sát của cơ quan thú y địa phương.

Như vậy, hàng loạt thủ tục hành chính về kiểm dịch sẽ được bãi bỏ, giảm tối đa thời gian và chi phí cho các doanh nghiệp.

Ngành Thú y thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định tại Pháp lệnh Thú y 2004 (nay là Luật Thú y) và Luật An toàn thực phẩm. Các quy định này phù hợp với luật pháp của các nước trong khu vực và trên thế giới trong lĩnh vực thú y.

Bãi bỏ một số khoản phí, lệ phí và chuyển sang cơ chế giá

Thực hiện chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cục Thú y và các đơn vị thuộc Bộ đã tổ chức kiểm tra thực tế việc thu phí, lệ phí trong công tác thú y tại một số địa phương; đồng thời rà soát và đề xuất sửa đổi, bổ sung Thông tư số 04/2012/TT-BTC ngày 5/1/2012 của Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong công tác thú y theo hướng phù hợp, đáp ứng các yêu cầu thực tế hiện nay, nhưng không trái với các quy định của pháp luật và phù hợp với thông lệ quốc tế.

Đến ngày 7/8/2015, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 113/2015/TT-BTC (có hiệu lực ngày 8/8/2015) về việc sửa đổi Thông tư số 04/2012/TT-BTC. Theo đó, bãi bỏ 13 khoản thu, sửa đổi 1 khoản thu liên quan đến cấp giấy phép có thu lệ phí và bãi bỏ 21 khoản thu phí thú y ở các khâu khác nhau.

Thực hiện chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, Cục Thú y đang phối hợp với các cơ quan của Bộ Tài chính tiếp tục rà soát sửa đổi Thông tư quy định về việc thu, nộp, quản lý, sử dụng phí, lệ phí trong công tác thú y theo tinh thần của Luật Thú y và Dự thảo Luật Phí, lệ phí.

Trong khi xây dựng dự thảo thông tư này, Cục Thú y sẽ nghiên cứu ý kiến của Hiệp hội Chăn nuôi Đông Nam Bộ và các tổ chức, cá nhân khác để rà soát bãi bỏ một số khoản phí, lệ phí, chuyển mạnh sang cơ chế giá nhằm đơn giản hóa thủ tục hành chính, tránh chồng chéo, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp.

Chinhphu.vn