• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Siết chặt lại công tác quản lý khai thác khoáng sản

(Chinhphu.vn) – Xung quanh tình trạng khai thác khoáng sản trái phép diễn biến phức tạp, trong khi công tác thanh tra, kiểm tra còn phân tán, thiếu và yếu, phóng viên Cổng Thông tin điện tử Chính phủ đã trao đổi với Tổng Cục trưởng Tổng cục Địa chất và Khoáng sản (Bộ Tài Nguyên và Môi trường) Nguyễn Văn Thuấn về những giải pháp khắc phục trong thời gian tới.

24/05/2012 08:46

Tổng Cục trưởng Nguyễn Văn Thuấn: Chúng tôi đã tổ chức nhiều đoàn thanh, kiểm tra ở một số điểm nóng và đề nghị địa phương thu hồi hàng trăm giấy phép.

Phóng viên: Tình trạng khai thác vàng trái phép đã diễn ra nhiều năm ở nhiều địa phương như Quảng Nam, Kon Tum, Phú Yên, Hà Giang… tại sao vẫn chưa có giải pháp xử lý triệt để, công tác quản lý còn gặp những khó khăn gì, thưa ông? 

Tổng Cục trưởng Nguyễn Văn Thuấn: Theo Luật Khoáng sản 2010, quản lý việc khai thác khoáng sản trái phép thuộc trách nhiệm của địa phương. Trong đó, tỉnh giữ vai trò tuyên truyền phổ biến pháp luật, xây dựng cơ chế phối hợp, chỉ đạo thành lập tổ chức để ngăn chặn khai thác trái phép; huyện chịu trách nhiệm tổ chức phối hợp các lực lượng để giải tỏa khai tác trái phép; xã thông báo thông tin, đề xuất biện pháp cho cấp có thẩm quyền để ngăn chặn kịp thời tình trạng khai thác trái phép.

Tuy nhiên, mặc dù đã phân cấp quản lý rõ ràng như vậy nhưng tình trạng khai thác khoáng sản nói chung và vàng nói riêng vẫn ngày càng phức tạp.

Bất cập nhất của việc khai thác vàng sa khoáng trái phép là làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, cơ sở hạ tầng, chưa kể đến các tệ nạn xã hội nảy sinh trong bãi vàng.  

Phóng viên: Có ý kiến cho rằng, việc cấp phép tràn lan, cho phép tư nhân hoạt động khoáng sản nhiều, trong khi công tác thanh tra, kiểm tra còn phân tán, thiếu và yếu về chuyên môn, nghiệp vụ… càng làm gia tăng những bất ổn. Ông nghĩ sao về vấn đề này? 

Tổng Cục trưởng Nguyễn Văn Thuấn: Theo thống kê của 63 tỉnh, thành tính đến 1/7/2011, số giấy phép khai thác khoáng sản còn hiệu lực là 4.173. Đây là một con số rất lớn so với các nước trong khu vực và trên thế giới, số điểm khai thác cũng quá nhiều.

Phần lớn giấy phép do địa phương cấp cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hạn chế về vốn, công nghệ, năng lực chuyên môn.

Bên cạnh đó, chế tài, thanh tra, kiểm tra, công tác hậu kiểm còn buông lỏng. Lực lượng chuyên môn quản lý về hoạt động khoáng sản rất mỏng, vừa yếu, vừa thiếu, có địa phương chỉ có vài ba người làm công tác chuyên môn, thậm chí chỉ có 1 người nhưng số lượng giấy phép khai thác khoáng sản lại nhiều.

Để khắc phục tình trạng này, năm 2011, công tác thanh tra, kiểm tra đã được đẩy mạnh hơn trước. Chúng tôi đã tổ chức nhiều đoàn thanh, kiểm tra ở một số điểm nóng và đề nghị địa phương thu hồi hàng trăm giấy phép. Kinh nghiệm cho thấy khi làm mạnh, làm quyết liệt thì có chuyển biến rõ rệt. 

Phóng viên: Thưa ông, công tác hậu kiểm sau khi cấp phép hoạt động khoáng sản được đánh giá rất quan trọng, Tổng cục Địa chất và Khoáng sản sẽ thực hiện công tác này như thế nào? 

Ảnh minh họa

Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thuấn: Gần đây Tổng cục đã thành lập Cục Kiểm soát hoạt động khoáng sản, dưới Cục có các Chi cục, có tổ chức thanh tra kiểm tra liên tục.

Tất cả các giấy phép do Tổng cục cấp phải được kiểm tra ít nhất 1 lần/năm để chấn chỉnh kịp thời sai phạm. Đối với các địa phương để xảy ra sai sót sẽ cho tổ chức thanh tra công tác quản lý nhà nước về khoáng sản.

Chúng tôi cũng đang dự thảo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản theo hướng tăng quyền cho địa phương. Việc tịch thu phương tiên chỉ là một phần, quan trọng là xử lý các hành vi vi phạm và xử phạt rất nặng, mức phạt có thể lên tới 500 triệu đồng và tổng các hành vi vi phạm có thể sẽ lên tới hàng tỷ đồng. Chế tài về tước quyền hoạt động khoáng sản có thời hạn hoặc thu hồi giấy phép cũng sẽ được thực hiện nghiêm. 

Phóng viên: Quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản sắp có hiệu lực, Quy định này sẽ tác động như thế nào đến việc quản lý hoạt động khai thác khoáng sản, thưa ông? 

Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thuấn: Luật khoáng sản 2010 đã có quy định về việc đấu giá quyền khai thác khoáng sản, hầu hết các mỏ sẽ được đưa ra đấu giá trước khi cấp phép khai thác, trừ một số mỏ có tiêu chí riêng do Chính phủ quy định. Đây là một chủ trương đúng đã được một số nước trong khu vực áp dụng.

Khi làm tốt công tác đấu giá, việc cấp phép khai thác khoáng sản sẽ minh bạch, chọn  được đúng đối tượng, chọn được doanh nghiệp có năng lực tài chính, chuyên môn và có ý thức đầu tư làm ăn lớn, khác với cơ chế xin- cho từ trước đến nay. Việc nước ta có tới 2.000 doanh nghiệp khai thác là điều không bình thường, trong khí đó chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ, không có công nghệ, sử dụng sức người là chính, đem lại hiệu quả không cao, thiếu an toàn.

Vừa qua, Thủ tướng đã ký ban hành Nghị định qui định chi tiết về đấu giá quyền khai thác khoáng sản. Trước khi ra Nghị định này, chúng tôi cũng đã thí điểm ở Đồng Nai, đấu giá 2 mỏ cát xây dựng. Giá sàn đưa ra một mỏ là 2 tỷ đồng, đấu xong là gần 7 tỷ đồng; mỏ còn lại giá sàn là 4 tỷ đồng đấu xong là 14 tỷ đồng, thời gian khai thác là 3 năm. Như vậy, việc đấu giá thu được khá nhiều tiền cho ngân sách Nhà nước, từ đó người dân cũng sẽ được hưởng lợi ích, khác với việc chỉ có một số cá nhân được hưởng lợi như khi chưa đấu giá.

Trước mắt, sẽ ưu tiên thực hiện đấu giá  trước một số loại khoáng sản có nhu cầu lớn trên thị trường, mà được nhiều doanh nghiệp quan tâm.

Tổng cục cũng đang tiếp tục soạn thảo các thông tư hướng dẫn chi tiết việc đấu giá, trong năm nay đấu giá khoảng 5-10 mỏ và đang lên kế hoạch trình lên các cấp có thẩm quyền để làm thí điểm./. 

Thu Cúc – Thanh Thủy