• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Singapore xây quốc gia thông minh

(Chinhphu.vn) - Singapore đang hướng đến mục tiêu trở thành quốc gia thông minh đầu tiên trên thế giới.

27/08/2015 19:10
Jurong Lak, một quận ở phía Tây Singapore được chọn là nơi thử nghiệm cho các sáng kiến thành phố thông minh.

Năm ngoái, Thủ tướng Lý Hiển Long phát động sáng kiến “Quốc gia thông minh” của Singapore, lập văn phòng Chương trình quốc gia thông minh để điều phối các nỗ lực từ các cơ quan khác nhau của chính phủ.

Chính phủ nước này cũng giao quận Jurong Lake, một quận rộng 360 ha tại phía Tây Singapore, làm điểm thử nghiệm cho các sáng kiến thành phố thông minh. Tại đây, hơn 1.000 thiết bị cảm biến đã được lắp đặt để theo dõi và kiểm soát mọi thứ từ phương tiện giao thông đến thùng rác. Ngoài ra, một số các dự án thí điểm đang được tiến hành trong khu vực.

Giải quyết 5 thách thức

Chiến lược xây dựng quốc gia thông minh của Singapore nảy sinh từ hai động lực: những vấn đề lớn cần giải quyết trong nước và cơ hội phát triển cho Singapore.

Theo Cổng thông tin Chính phủ Singapore, dự án “Quốc gia thông minh” sẽ giải quyết 5 thách thức chính mà các quốc gia trên thế giới ngày nay đang phải đối mặt là mật độ dân thành thị cao, dân số già, nhu cầu chăm sóc sức khỏe tăng, giao thông đô thị khó khăn và thiếu năng lượng.

Quốc đảo sư tử tham vọng sẽ sử dụng công nghệ để giải quyết những vấn đề này và nếu thành công, Singapore có thể trở thành hình mẫu cho các nước phát triển khác.

Theo định nghĩa của Tổng thống Singapore Tony Tan Keng Yam, mô hình quốc gia thông minh Singapore đang hướng tới sẽ gồm các nội hàm: môi trường sống của cư dân đô thị xanh hơn, sạch hơn và an toàn hơn; có thêm nhiều lựa chọn phương tiện đi lại, chăm sóc sức khỏe tại nhà cho người cao tuổi tốt hơn; dịch vụ công thuận tiện hơn và có nhiều cơ hội sống hơn cho các công dân.

Công nghệ khoa học giải bài toán E3A

Để kế hoạch xây dựng quốc gia thông minh thành công, điểm thiết yếu đóng vai trò xương sống là xây dựng cơ sở hạ tầng để tăng khả năng kết nối thông tin tốt nhất.

Toàn lãnh thổ Singapore phải được bao phủ mạng Internet tốc độ cao, thậm chí trên từng mét vuông trong các hầm tàu điện ngầm và trong thang máy.

Theo ông Steve Leonard, Phó Chủ tịch Cơ quan Phát triển Truyền thông thôn tin (IDA), Internet tốc độ cao hiện không còn là vấn đề phải bàn ở Singapore.

Ưu tiên hiện nay của quốc đảo là mở rộng kế hoạch được gọi là E3A, có nghĩa là kết nối mọi việc (everything), mọi người (everybody), mọi nơi (everywhere), mọi lúc (all the time).

Nền tảng của quốc gia thông minh tập trung vào 3 khía cạnh là kết nối, thu thập và thấu hiểu.
Một nền tảng quốc gia thông minh (SNP) sẽ được thiết lập với nhiều tính năng quan trọng hỗ trợ cá nhân, chính phủ và doanh nghiệp.

Chương trình này gồm hai giai đoạn. Giai đoạn một sẽ hoàn thiện cuối năm nay, liên quan đến các cuộc thử nghiệm cục bộ về mạng và cảm biến kết nối có dây cũng như không dây. Giai đoạn hai dự kiến triển khai công nghệ trên quy mô lớn, hơp tác với các doanh nghiệp.

Theo Channel News Asia, SNP tập trung vào ba khía cạnh là kết nối, thu thập và thấu hiểu.

Về kết nối, cơ sở hạ tầng thông tin của đất nước sẽ được đẩy mạnh và mở rộng thông qua việc triển khai các hộp cáp quang nổi trên mặt đất và mạng hỗn hợp (HetNet). Các hộp này sẽ được triển khai trên khắp đất nước như ở các cột đèn giao thông hay trạm xe bus, nơi mà chính quyền có thể kết nối các thiết bị cảm biến như đo sự ô nhiễm không khí, lượng mưa hay tình trạng kẹt xe. Thậm chí, còn có cả các bộ cảm biến để nhận biết khi nào thùng rác đầy và xa hơn nữa tích hợp máy quay để xác định người xả rác và nhắc nhở người này nhặt rác lên. Tương tự là viễn cảnh một Singapore không cần nhiều cảnh sát làm việc ngoài đường. Những ai hút thuốc ở nơi bị cấm hoặc tài xế lái ẩu, đỗ xe sai quy định sẽ bị máy quay ghi lại. Nhìn chung, các thiết bị cảm biến này sẽ giúp giảm bớt những việc không cần thiết, vì vậy sẽ giảm bớt thời gian triển khai nhân lực và chi phí.

Singapore cũng dành riêng một dải tần số cho việc thiết lập mạng siêu WiFi với tầm phủ sóng rộng hơn nhưng tiêu hao ít điện năng hơn mạng WiFi thông thường. Mạng siêu WiFi này sẽ được dùng để truyền dữ liệu trong SNP.

Các dữ liệu thu được từ những bộ cảm biến đặt khắp Singapore sẽ được tập hợp lại, phân tích và chia sẻ. Một hệ điều hành trong SNP sẽ được thiết lập, mà qua đó các cơ quan nhà nước có thể tiếp cận các dữ liệu quan trọng thu thập được kể trên để phân tích.

Những dữ liệu kiểu này giúp chính quyền thấu hiểu hơn các vấn đề còn tồn tại, từ đó đưa ra giải pháp cho vấn đề một cách nhanh chóng, thậm chí được giải quyết trước khi người dân lên tiếng.

Điều này sẽ cho phép các cơ quan nhà nước điều chỉnh tốt hơn các chính sách và dịch vụ để phục vụ công chúng. Phân tích dữ liệu sẽ được sử dụng tốt hơn trong việc dự đoán nhu cầu của người dân do đó các nguồn tài nguyên có thể được phân bổ hiệu quả hơn.

Ngoài ra, SNP sẽ cho phép công dân tiếp cận một số thông tin có ích, giúp họ tự đưa ra các quyết định đúng đắn hơn liên quan đến các vấn đề như đi lại, y tế và những dịch vụ khác. Một số thông tin sẽ giúp doanh nghiệp cải thiện hoạt động kinh doanh của mình.

Phó chủ tịch IDA Steve Leonard nói thêm: “SNP sẽ đóng vai trò như một tổ chức, nơi các công ty dù lớn hay nhỏ và các cơ quan nhà nước có thể thử nghiệm và sáng tạo cách thu thập, diễn giải dữ liệu nhằm phục vụ người dân tốt hơn”.

Vấn đề phòng chống các nguy cơ tấn công mạng cũng đã được lường trước khi Singapore vừa tái cơ cấu cơ quan an ninh mạng mới có tên Cyber Security Agency (CSA). Đây là tổ chức tập hợp các nhân viên từ IDA và Bộ Nội vụ, có trụ sở đặt ngay tại văn phòng thủ tướng. Cơ quan này sẽ đảm nhiệm việc lên kế hoạch bảo vệ an ninh mạng cho quốc gia, chịu trách nhiệm đối phó với các cuộc tấn công mạng và bảo vệ mọi cơ quan chính phủ trong thế giới ảo.

An Lam (tổng hợp)