• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Sinh viên học tín chỉ, tính miễn, giảm học phí như nào?

(Chinhphu.vn) - Theo quy định sinh viên thuộc diện miễn 100% học phí thì không phải đóng học phí. Đối với phần kinh phí nhà nước cấp bù cho cơ sở đào tạo thực hiện theo quy định Khoản 9, Điều 20 Nghị định số 81/2021/NĐ-CP.

09/08/2022 07:02

Ông Nguyễn Hữu Quân (Hà Nội) phản ánh, tại Điểm b, Khoản 2, Điều 20 Nghị định số 81/2021/NĐ-CP có quy định: b)... Phần còn lại người học phải đóng bằng chênh lệch giữa mức trần học phí quy định tại điểm a khoản 1, điểm a khoản 2 Điều 10; điểm a khoản 1, điểm a khoản 2 Điều 11 và mức hỗ trợ của Nhà nước,....".

Ông Quân hỏi, trong một học kỳ tại trường đại học công lập, sinh viên thuộc diện miễn, giảm 100% học phí và đăng ký 20 tín chỉ (1 kỳ có 5 tháng) thì sinh viên được miễn, giảm toàn bộ 20 tín chỉ, hay chỉ được miễn, giảm tối đa 980.000 đồng x 5 tháng?

Về vấn đề này, Bộ Giáo dục và Đào tạo trả lời như sau:

Điểm b, Khoản 2, Điều 20 Nghị định số 81/2021/NĐ-CP quy định: Phần còn lại người học phải đóng bằng chênh lệch giữa mức trần học phí quy định tại Điểm a Khoản 1, Điểm a Khoản 2 Điều 10; Điểm a Khoản 1, Điểm a Khoản 2 Điều 11 và mức hỗ trợ của Nhà nước, trừ trường hợp đối với các ngành nghề quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 1 Điều 16, người học phải đóng bằng phần chênh lệch giữa mức học phí thực tế của cơ sở giáo dục và mức hỗ trợ của Nhà nước. Quy định này chỉ áp dụng cho đối tượng được giảm học phí (70%, 50%) về việc đóng phần học phí còn lại không được miễn.

Đối với trường hợp sinh viên thuộc diện miễn 100% học phí và đăng ký 20 tín chỉ (1 kỳ có 5 tháng): Theo quy định sinh viên thuộc diện miễn 100% học phí thì không phải đóng học phí. Đối với phần kinh phí nhà nước cấp bù cho cơ sở đào tạo thực hiện theo quy định Khoản 9 Điều 20 Nghị định số 81/2021/NĐ-CP, cụ thể như sau: Kinh phí cấp bù miễn, giảm học phí được cấp theo thời gian học thực tế nhưng không quá 10 tháng/năm học đối với học sinh, sinh viên học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học và thực hiện chi trả cho người học 2 lần trong năm vào đầu các học kỳ của năm học.

Chinhphu.vn