• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Sở GTVT Đắk Lắk lý giải việc từ chối hồ sơ học lái xe

(Chinhphu.vn) – Ông Lê Xuân Quang bị cụt chân phải đến ngang gối, được Bệnh viện Đa khoa thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk xác nhận đủ sức khỏe học lái xe ô tô số tự động hạng B1. Tuy nhiên, khi ông nộp hồ sơ học và thi cấp giấy phép lái xe tại trường trung cấp nghề Vinasme Tây Nguyên thì không được chấp thuận.

07/02/2017 09:02

Qua Cổng TTĐT Chính phủ, ông Quang đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết trường hợp của ông.

Về vấn đề này, Sở Giao thông vận tải tỉnh Đắk Lắk trả lời như sau:

Thông tư liên tịch số 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT ngày 21/8/2015 của liên Bộ Y tế - Giao thông vận tải về tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe, việc khám sức khỏe định kỳ đối với người lái xe ô tô và quy định về cơ sở y tế khám sức khỏe cho người lái xe, trường hợp “cụt hoặc mất chức năng 1 bàn tay hoặc 1 bàn chân và 1 trong các chân hoặc tay còn lại không toàn vẹn (cụt hoặc giảm chức năng)” thì không đủ sức khỏe lái xe hạng B1.

Ông Quang cụt chân phải ngang gối, chưa đủ điều kiện điều khiển ô tô hạng B1 với lý do, hiện nay các cơ sở đào tạo lái xe có ô tô số tự động và các loại xe ô tô số tự động đang lưu hành tại Việt Nam được thiết kế bàn đạp ga và phanh sử dụng chân phải. Quá trình thao tác kỹ thuật lái xe ô tô là sử dụng chân phải, chủ yếu là cổ chân. Vì vậy, việc mất tác dụng của cổ chân sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng trong quá trình thao tác kỹ thuật, đặc biệt là xử lý tình huống bất ngờ trên đường giao thông công cộng, chưa bảo đảm an toàn giao thông cho người tham gia giao thông.

Hiện nay việc hiểu nội dung quy định về cơ xương khớp tại Thông tư số 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT là chưa thống nhất, Sở Giao thông vận tải đã có Công văn số 1684/SGTVT-QLVTPT&NL ngày 21/10/2016 về tiêu chuẩn khám sức khỏe lái xe cho người khuyết tật gửi Bộ Giao thông vận tải và Bộ Y tế đề nghị sớm có văn bản quy định cụ thể để sở Giao thông vận tải triển khai thực hiện nhưng đến nay chưa có ý kiến phản hồi.

Vì vậy, đối với đề nghị học lái xe hạng B1 số tự động của ông Quang thì hiện các cơ sở đào tạo lái xe trong tỉnh chưa tiếp nhận để đào tạo lái xe hạng B1 số tự động được.

Chinhphu.vn