• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Số lượng văn bản nợ đọng lớn

(Chinhphu.vn) – Theo thống kê của Bộ Tư pháp, từ ngày 26/12/2014 - 27/1/2015, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ đã ban hành 7 văn bản quy định chi tiết 23 luật, pháp lệnh đã có hiệu lực. Còn 91/98 văn bản nợ đọng chưa được ban hành.

30/01/2015 14:08

Ảnh minh họa

Bộ Tư pháp cho biết, các Bộ, cơ quan ngang Bộ đã có nhiều cố gắng, công tác xây dựng, ban hành văn bản quy định chi tiết đã có những chuyển biến tích cực, theo đó cuối tháng 12/2014, số lượng văn bản nợ đọng đã giảm xuống mức thấp nhất trong 10 năm qua.

Tuy nhiên, trong tháng 1/2015, ngoài việc ban hành thêm được 8 văn bản quy định chi tiết (5 nghị định, 1 quyết định, 2 thông tư), công tác triển thi hành luật, pháp lệnh và ban hành văn bản quy định chi tiết có dấu hiệu “trùng xuống”, số lượng văn bản nợ đọng tăng lên rất lớn (91 văn bản), nếu so với cùng kỳ năm 2014 (nợ 85 văn bản) thì nay tăng cao hơn 6 văn bản.

Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng nêu trên là do các Bộ, cơ quan ngang Bộ phải xây dựng, ban hành một số lượng lớn văn bản quy định chi tiết, trong đó có nhiều nội dung liên quan đến nhiều văn bản khác đang được nghiên cứu sửa đổi, bổ sung. Bên cạnh đó, một số Bộ, cơ quan ngang Bộ thiếu sự quyết liệt trong việc chỉ đạo, đôn đốc công tác ban hành văn bản quy định chi tiết; công tác phối hợp giữa các Bộ, cơ quan ngang Bộ với Văn phòng Chính phủ trong việc thẩm tra, lấy ý kiến Thành viên Chính phủ và chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo văn bản còn chậm.

Theo Bộ Tư pháp, trong tháng 2 và những tháng tiếp theo của năm 2015, các Bộ, cơ quan ngang Bộ cần khẩn trương chỉnh lý, hoàn thiện 91 văn bản nợ đọng để trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền, nhất là đối với 17 văn bản nợ đọng từ năm 2014 chuyển sang quy định chi tiết các luật đã có hiệu lực từ năm 2012, 2013 và năm 2014.

Đồng thời, nghiên cứu soạn thảo, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền 83 văn bản quy định chi tiết thi hành 15 luật, pháp lệnh sẽ có hiệu lực trong thời gian tới, bảo đảm chất lượng, tiến độ và có hiệu lực cùng thời điểm có hiệu lực của luật, pháp lệnh.

Bên cạnh đó, các Bộ, cơ quan ngang Bộ cũng cần xây dựng, ban hành hoặc trình Thủ tướng Chính phủ ban hành và tổ chức thực hiện Kế hoạch triển khai thi hành các luật được Quốc hội thông tại Kỳ họp thứ 8 và Pháp lệnh cảnh sát môi trường.

Trong tháng 1/2015, các Bộ, cơ quan ngang Bộ cần xây dựng, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền 182 văn bản quy định chi tiết (74 nghị định, 8 quyết định, 84 thông tư, 16 thông tư liên tịch), cụ thể:

- 98 văn bản nợ đọng (36 nghị định, 2 quyết định, 47 thông tư, 13 thông tư liên tịch) quy định chi tiết thi hành 23 luật, pháp lệnh đã có hiệu lực. Bao gồm: 17 văn bản nợ đọng (6 nghị định, 9 thông tư và 2 thông tư liên tịch) từ năm 2014 chuyển sang và 81 văn bản mới phát sinh tình trạng nợ đọng (30 nghị định, 2 quyết định, 38 thông tư, 11 thông tư liên tịch) quy định chi tiết 13 luật đã có hiệu kể từ ngày 1/1/2015.

- 84 văn bản mới phát sinh (38 nghị định, 6 quyết định, 37 thông tư, 3 thông tư liên tịch) quy định chi tiết thi hành 15/18 luật, pháp lệnh sẽ có hiệu lực trong thời gian tới.

Tuệ Văn