• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Sớm cấp giấy phép khai thác mỏ bauxite Tân Rai

(Chinhphu.vn) - Tại văn bản 9047/VPCP-KTN, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải có ý kiến chỉ đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường sớm phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường 2 dự án khai thác bauxite, sản xuất alumin Tân Rai, Nhân Cơ và cấp giấy phép khai thác mỏ bauxite Tân Rai cho Tập đoàn TKV.

23/12/2009 17:16

Một góc nhà máy alumin thuộc Tổ hợp bauxite - nhôm Lâm Đồng (do Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) làm chủ đầu tư - Ảnh: Chinhphu.vn

Chỉ đạo trên của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đưa ra sau khi Bộ Công Thương có báo cáo về tình hình thực hiện một số nhiệm vụ về bauxite trong tháng 12/2009. Đây cũng là báo cáo lần 2 liên quan đến tình hình thực hiện các dự án bauxite - sản xuất alumin - nhôm kể từ sau cuộc họp do Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải chủ trì, kiểm điểm công tác thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản 650/TTg-KTN ngày 29/4/2009 về các dự án này diễn ra hồi tháng 7 vừa qua.

Nếu như tại báo cáo lần 1 (tháng 7/2009), tình hình triển khai các dự án quan trọng này được đánh giá ở mức các Bộ, Tập đoàn  Công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam (TKV) và tỉnh Đắk Nông, tỉnh Lâm Đồng đã khẩn trương "khởi động" hầu hết các công việc liên quan thì theo kết quả khảo sát tiếp theo vào tháng 9/2009 của Bộ Công Thương cho thấy, tính từ khi dự án tổ hợp bauxite nhôm Lâm Đồng khởi công ngày 26/7/2008, đến nay, gói thầu chính EPC của nhà máy đã đạt 41% tiến độ.

Theo Phó Tổng Giám đốc TKV Vũ Mạnh Hùng, các lô hàng thiết bị đầu tiên hơn 800 tấn của gói thầu EPC đã tập kết về tới chân công trình, chuẩn bị lắp đặt để kịp tiến độ tháng 10/2010 nhà máy sẽ đi vào hoạt động. Tổng thể dự án đã kiểm soát được tiến độ và thực hiện đúng chỉ đạo của các cơ quan thẩm quyền.

Công tác tái định canh, định cư cho những hộ dân bị ảnh hưởng đã được hoàn thành cơ bản. Đến nay, TKV đã xây dựng xong cơ sở hạ tầng bao gồm đường, điện, nước của khu tái định cư cho 730 hộ gia đình, hỗ trợ bà con hơn 9 tỷ đồng đầu tư kết cấu hạ tầng khu tái định cư. Khởi công xây dựng 41 căn hộ để tặng đồng bào dân tộc thiểu số nghèo tái định cư với tổng chi phí 3,4 tỷ đồng.

Liên quan đến công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng dự án, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải chỉ đạo UBND các tỉnh: Lâm Đồng, Đắk Nông phối hợp với Chủ đầu tư chỉ đạo, xử lý những vướng mắc trong công tác này để triển khai đúng tiến độ, bảo đảm an ninh trật tự trong và ngoài công trình.

Khu tái định cư cho bà con với hệ thống điện, nước đầy đủ - Ảnh: Chinhphu.vn

Thứ trưởng Bộ Công Thương Lê Dương Quang cho biết, hiện nay, đối với cả 2 dự án Tân Rai và Nhân Cơ đều đã làm báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định của pháp luật. Riêng với dự án Tân Rai, do tăng công suất từ 300.000 – 600.000 tấn alumina/năm nên phải lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường. Báo cáo cũng đã được trình Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét, phê duyệt. Bởi vậy, theo chỉ đạo mới nhất của Phó Thủ tướng Chính phủ thì Bộ Tài nguyên và Môi trường cần sớm phê duyệt báo cáo này.

Hai dự án khai thác thác bauxite, sản xuất alumin đầu tiên tại Tân Rai (huyện Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng) và Nhân Cơ (tỉnh Đắk Nông) đã được Chính phủ chỉ đạo triển khai tích cực trong suốt thời gian qua, thực hiện theo Nghị quyết của Đảng, Kết luận của Bộ Chính trị. Thực tế, việc các dự án triển khai khai thác và chế biến quặng bauxite đã được nhân dân đặc biệt quan tâm và được đặt dưới sự giám sát chặt chẽ của Quốc hội.

Công suất lựa chọn cho Dự án Tân Rai là 600.000 tấn alumin/năm. Công suất ban đầu của dự án Nhân Cơ dự kiến là 300.000 tấn alumina/năm nhưng sau khi tính toán lại hiệu quả đã đề nghị điều chỉnh lên 600.000 tấn alumina/năm và đã được Thủ tướng chấp thuận.

Các chuyên gia đánh giá, Việt Nam là một trong những nước có tiềm năng lớn về quặng bauxite dùng để sản xuất nhôm với trữ lượng khoảng trên 5,4 tỷ tấn nguyên khai, tập trung nhiều nhất ở Tây Nguyên. Theo Quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng bauxite giai đoạn 2007-2015 và hướng đến năm 2025 đã được Thủ tướng phê duyệt, cả nước sẽ sản xuất được 6,4-8,4 triệu tấn alumin.

Tin bài liên quan:

Khảo sát thực địa, môi trường dự án bauxite Nhân Cơ, Đắk Nông

Đảm bảo phương án môi trường tốt nhất cho dự án bauxite Tây Nguyên 

Triển khai các hợp phần của dự án bauxit theo đúng chỉ đạo

Kỳ 4: Khai thác tiềm năng bauxite Tây Nguyên: Bài học về chuẩn bị những dự án lớn

Kỳ 3: Khai thác tiềm năng bauxite Tây Nguyên: Áp dụng công nghệ hiện đại, thân thiện môi trường

Triển khai thực hiện Kết luận của Bộ Chính trị về khai thác bauxite

Kỳ 2: Khai thác bauxite Tây Nguyên: Đảm bảo hài hòa hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường

Kỳ 1: Đánh thức tiềm năng bauxite để phục vụ phát triển kinh tế xã hội Tây Nguyên

Kết luận của Bộ Chính trị về Quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng bô-xít giai đoạn 2007 - 2015, có xét đến năm 2025

Chủ trương phát triển công nghiệp khai thác Bauxite Tây Nguyên là đúng đắn, cần có cơ chế giám sát chặt chẽ, đảm bảo môi trường

Mộc Bình