• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Sốt xuất huyết diễn biến phức tạp, chủng virus DEN-2 chiếm ưu thế

(Chinhphu.vn) - Tính từ đầu năm 2025 đến nay, số ca mắc bệnh sốt xuất huyết đã ghi nhận tại tất cả các tỉnh, thành phố trên cả nước, trong đó tại khu vực phía Nam, số ca mắc tăng 30% so với cùng kỳ năm 2024; một số địa phương đã có trường hợp tử vong. Đáng chú ý, chủng virus DEN-2 hiện đang chiếm ưu thế.

20/07/2025 15:38
Sốt xuất huyết diễn biến phức tạp, chủng virus DEN-2 chiếm ưu thế- Ảnh 1.

Chủng virus DEN-2 chiếm ưu thế

Thời điểm hiện nay, cả nước đang bước vào mùa cao điểm dịch sốt xuất huyết, khi thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều tạo điều kiện lý tưởng cho muỗi vằn truyền bệnh phát triển. Theo báo cáo của Cục Phòng bệnh, Bộ Y tế, tính đến giữa tháng 7, cả nước ghi nhận hơn 32.000 ca mắc sốt xuất huyết, trong đó khu vực miền Nam chiếm hơn 70% tổng số ca.

Đáng chú ý, theo các nghiên cứu giám sát dịch tễ, Việt Nam lưu hành cả 4 tuýp virus sốt xuất huyết (Den-1, Den-2, Den-3, Den-4). Tuy nhiên, hiện tuýp virus Den-2 đang chiếm ưu thế trong cộng đồng so với Den-1 trước đây. Sốt xuất huyết tái nhiễm lần hai thường nặng hơn lần đầu. Bệnh nhân có thể có những diễn biến bất thường hơn, cần được theo dõi sát sao, đặc biệt là trên những bệnh nhân có bệnh mãn tính như tiểu đường, tim mạch, gan thận... hoặc phụ nữ có thai, trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh, người cao tuổi.

Cơ chế tái nhiễm

Lý giải về cơ chế tái nhiễm của sốt xuất huyết, BS.CKI Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa Hệ thống tiêm chủng VNVC cho biết, sau khi mắc sốt xuất huyết lần đầu, cơ thể tạo kháng thể đặc hiệu dài hạn chống lại tuýp virus đó và có miễn dịch chéo tạm thời với các tuýp khác khoảng 6 tháng. Tuy nhiên, khi tái nhiễm với một tuýp virus khác, kháng thể cũ có thể liên kết với virus Dengue mới gây hiện tượng "tăng cường phụ thuộc kháng thể" (ADE), khiến cơ thể không đủ khả năng trung hòa và tiêu diệt virus.

Ngược lại, chúng tạo điều kiện để virus xâm nhập vào các tế bào miễn dịch dễ dàng hơn, làm tăng mức độ phản ứng viêm, kích hoạt "cơn bão cytokine" tấn công ngược các tế bào và cơ quan khỏe mạnh. Việc này khiến tình trạng xuất huyết nặng hơn, gây chảy máu ồ ạt, suy giảm chức năng đa cơ quan, thậm chí tử vong. Tái nhiễm sốt xuất huyết có thể gây bệnh nặng, tỷ lệ tử vong cao gấp nhiều lần so với lần đầu tiên.

Hiện, sốt xuất huyết chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Các phương pháp điều trị bệnh chủ yếu là điều trị theo triệu chứng. Một số người mắc sốt xuất huyết giai đoạn đầu không có triệu chứng rõ rệt nên thường chủ quan tự mua thuốc uống hoặc tự điều trị tại nhà. Tuy nhiên, bệnh có thể đột ngột trở nặng ở giai đoạn giảm sốt hoặc hết sốt từ ngày thứ 3 - 7.

Sốt xuất huyết diễn biến phức tạp, chủng virus DEN-2 chiếm ưu thế- Ảnh 2.

Chủ động phòng bệnh sốt xuất thông qua các chiến dịch vệ sinh môi trường, diệt lăng quăng, muỗi và tiêm vaccine - Ảnh: VGP/HM

Người bệnh cần đặc biệt chú ý các dấu hiệu bất thường để nhập viện kịp thời. Nếu điều trị chậm trễ, người bệnh có thể nhanh chóng rơi vào sốc, giảm tiểu cầu, thoát huyết tương, cô đặc máu khiến các cơ quan nội tạng không nhận đủ máu và oxy, dẫn đến suy đa cơ quan.

Chia sẻ về tình hình điều trị bệnh sốt xuất huyết, TS.BS Nguyễn Minh Tuấn, Trưởng khoa Sốt xuất huyết Bệnh viện Nhi đồng 1 (TPHCM) cho biết, nếu như trước đây, bệnh chủ yếu mắc và trở nặng ở trẻ nhỏ thì hiện độ tuổi mắc có khuynh hướng chuyển sang nhóm trẻ lớn hơn từ 10-15 tuổi và người lớn. Điều này cho thấy, bất kỳ ai cũng có nguy cơ mắc sốt xuất huyết.

BS Tuấn cũng khuyến cáo, trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai, người có cơ địa thừa cân béo phì, người lớn tuổi, người mắc các bệnh nền mạn tính với hệ miễn dịch yếu, cần theo dõi sát các triệu chứng của sốt xuất huyết để nhập viện kịp thời. Phụ nữ mang thai nhiễm sốt xuất huyết còn tăng nguy cơ sảy thai, sinh non, nhất là giai đoạn chuyển dạ, nguy cơ xuất huyết nặng và gặp các biến chứng có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Mẹ mắc sốt xuất huyết chuyển dạ có thể truyền virus cho trẻ khi chào đời, khiến trẻ có nguy cơ tử vong cao.

Tăng cường chủ động phòng bệnh

Để tăng cường công tác phòng, chống bệnh sốt xuất huyết, chủ động kiểm soát tình hình, không để dịch bệnh bùng phát, lây lan trên diện rộng, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 116/CĐ-TTg ngày 20/7/2025 yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo quyết liệt công tác phòng, chống bệnh sốt xuất huyết đảm bảo thông suốt, hiệu quả, không bị gián đoạn khi triển khai mô hình chính quyền địa phương 2 cấp và chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về công tác phòng, chống bệnh sốt xuất huyết nói riêng và công tác phòng, chống dịch bệnh nói chung trên địa bàn.

HM