• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Sử dụng LĐ cao tuổi làm việc nặng nhọc phải theo điều kiện nghiêm ngặt

(Chinhphu.vn) – Tại dự thảo Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã đề xuất những điều kiện nghiêm ngặt đối với việc sử dụng người lao động cao tuổi làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

12/01/2016 15:47


Ảnh mang tính chất minh họa

Cụ thể, chỉ sử dụng người lao động cao tuổi làm các nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm khi có đủ các điều kiện sau đây: Người lao động cao tuổi phải là người có kinh nghiệm, với thâm niên nghề nghiệp từ đủ 15 năm trở lên; trong đó có ít nhất 10 năm hành nghề liên tục tính đến trước thời điểm ký hợp đồng lao động với người lao động cao tuổi. Người lao động cao tuổi là người tay có nghề cao, có chứng nhận hoặc chứng chỉ nghề hoặc được công nhận là nghệ nhân theo quy định của pháp luật; người sử dụng lao động phải tổ chức kiểm tra, sát hạch trước khi ký hợp đồng lao động.

Bên cạnh đó, người lao động cao tuổi phải có đủ sức khỏe theo tiêu chuẩn sức khỏe do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành sau khi có ý kiến của bộ chuyên ngành tương ứng với nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; được người sử dụng lao động tổ chức khám sức khỏe định kỳ ít nhất 2 lần trong một năm và kiểm tra các số chỉ số sức khỏe phù hợp trước khi bố trí những chuyến công tác dài ngày.

Dự thảo nêu rõ, chỉ sử dụng không quá 5 năm đối với từng người lao động cao tuổi; phải bố trí ít nhất một người lao động không phải là người lao động cao tuổi cùng làm với người lao động cao tuổi khi triển khai công việc tại một nơi làm việc. Bên cạnh đó, có đơn của người lao động cao tuổi về sự tự nguyện làm việc để người sử dụng lao động xem xét trước khi ký hợp đồng lao động.

Theo dự thảo, căn cứ quy định trên, người sử dụng lao động có nhu cầu sử dụng người lao động cao tuổi làm các nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải lập phương án, gửi Bộ có thẩm quyền quản lý lĩnh vực, ngành, nghề, với các nội dung cơ bản sau: Chức danh nghề, công việc, kèm theo mô tả đặc điểm điều kiện lao động của nghề, công việc sử dụng người lao động cao tuổi; ý nghĩa và tác động của việc sử dụng người lao động cao tuổi; đề xuất và đánh giá từng điều kiện cụ thể sử dụng người cao tuổi.

Bộ, cơ quan ngang Bộ quy định chức danh nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và các điều kiện cụ thể đối với từng trường hợp đặc biệt sử dụng người lao động cao tuổi trong lĩnh vực, ngành, nghề thuộc thẩm quyền quản lý.

Dự thảo nêu rõ, việc sử dụng người cao tuổi làm các nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải thực hiện các quy định như đối với người lao động cao tuổi làm các nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

Mời bạn đọc xem toàn văn dự thảo và góp ý tại đây.

Tuệ Văn