• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Sử dụng nguồn thu từ các kỳ thi chứng chỉ thế nào?

(Chinhphu.vn) – Bà Trần Thu Trang là kế toán của đơn vị sự nghiệp công lập (tự chủ chi thường xuyên) thuộc Cục của Bộ. Theo nhiệm vụ được giao, cơ quan bà Trang thực hiện một số hoạt động trong công tác tổ chức kỳ thi chứng chỉ và có thu phí của các thí sinh.

25/06/2020 10:02

Việc thu, chi của các hoạt động tổ chức thi đã được phê duyệt tại quyết định quy chế thu chi của kỳ thi do Cục trưởng ban hành. Nguồn kinh phí của các thí sinh được thu dùng để chi trả các hoạt động phục vụ ngay cho việc tổ chức các kỳ thi (thuê địa điểm thi, chấm thi….) và một phần còn lại được dùng để phục vụ công tác sau khi thi (hội thảo, đào tạo bổ sung...).

Bà Trang hỏi, việc hạch toán các khoản chênh lệch thu - chi cuối năm, đơn vị bà đang treo trên tài khoản chênh lệch thu chi cuối năm (TK 421) để dùng nguồn đó chi cho các hoạt động của kỳ thi mà không trích lập vào các quỹ (TK431) như Quỹ phát triển sự nghiệp, Quỹ ổn định thu nhập... thì có được không?

Về vấn đề này, Bộ Tài chính trả lời như sau:

Theo hướng dẫn của chế độ kế toán hành chính, sự nghiệp ban hành theo Thông tư 107/2017/TT-BTC của Bộ Tài chính, tại Mục II, Phụ lục 02, về nguyên tắc hạch toán TK 421 - Thặng dư/thâm hụt lũy kế: “Việc phân phối và sử dụng số thặng dư phải tuân thủ các quy định của chế độ tài chính hiện hành”.

Như vậy, đơn vị căn cứ vào quy định về việc thu và sử dụng nguồn kinh phí thu được từ thí sinh thông qua hoạt động tổ chức kỳ thi chứng chỉ của cơ quan có thẩm quyền, trường hợp được phép tính vào nguồn kinh phí tự chủ của đơn vị thì được hạch toán vào doanh thu, chi phí và xác định chênh lệch thu, chi, trích lập quỹ theo quy định.

Trường hợp không có quy định về việc tính kinh phí này vào nguồn kinh phí tự chủ của đơn vị mà chỉ được chi dùng cho chính kỳ thi thì số dư thu lớn hơn chi được theo dõi trên TK 421 để tiếp tục chi cho các kỳ thi năm sau.

Chinhphu.vn