• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Sử dụng vốn đầu tư dự án tại DNNN theo quy định nào?

(Chinhphu.vn) - Việc đầu tư xây dựng sử dụng các nguồn vốn của doanh nghiệp Nhà nước (kể cả vốn vay thương mại) thì phải thực hiện các thủ tục đầu tư như đối với dự án sử dụng vốn Nhà nước ngoài ngân sách theo quy định của pháp luật về xây dựng.

31/12/2017 07:02

Theo phản ánh của ông Đỗ Thanh (Thái Nguyên), tại Điều 24 Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp quy định:

"1. Thẩm quyền quyết định dự án đầu tư, xây dựng, mua, bán tài sản cố định của doanh nghiệp:

a) Căn cứ chiến lược, kế hoạch đầu tư phát triển 5 năm và kế hoạch sản xuất, kinh doanh hằng năm của doanh nghiệp, Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty quyết định từng dự án đầu tư, xây dựng, mua, bán tài sản cố định với giá trị không quá 50% vốn chủ sở hữu được ghi trên báo cáo tài chính quý hoặc báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp tại thời điểm gần nhất với thời điểm quyết định dự án nhưng không quá mức vốn của dự án nhóm B theo quy định của Luật Đầu tư công".

Ông Thanh hỏi, vậy, dự án đầu tư theo quy định tại điểm này sử dụng nguồn vốn từ sản xuất kinh doanh, vốn tự có của doanh nghiệp hay bao gồm cả nguồn vốn được Nhà nước cấp cho doanh nghiệp để thực hiện việc sửa chữa, nâng cấp công trình do doanh nghiệp quản lý?

Tại Điều 60 Luật Xây dựng quy định: "2. Đối với dự án sử dụng vốn tín dụng do Chính phủ bảo lãnh, vốn vay được bảo đảm bằng tài sản Nhà nước, vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp Nhà nước, vốn từ quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, giá trị quyền sử dụng đất của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp Nhà nước góp vốn để đầu tư xây dựng thì thẩm quyền quyết định đầu tư xây dựng được quy định như sau:

... b) Người đại diện có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp theo quy định của pháp luật quyết định đầu tư dự án".

Ông Thanh hỏi, nguồn vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp Nhà nước được hiểu như thế nào? Nguồn gốc hình thành nguồn vốn này?

Ngoài ra, ông Thanh muốn biết, đối với nguồn vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ khắc phục hậu quả mưa lũ được cấp về cho doanh nghiệp Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ để đầu tư sửa chữa công trình thì thẩm quyền quyết định phê duyệt dự án, kế hoạch lựa chọn nhà thầu có được áp dụng theo Điểm a, Khoản 1, Điều 24 Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp không?

Bộ Xây dựng trả lời vấn đề này như sau:

Theo quy định tại Khoản 8, Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2014 thì doanh nghiệp Nhà nước là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. Do đó, việc đầu tư xây dựng sử dụng các nguồn vốn của doanh nghiệp Nhà nước (kể cả vốn vay thương mại) thì phải thực hiện các thủ tục đầu tư như đối với dự án sử dụng vốn Nhà nước ngoài ngân sách theo quy định của pháp luật về xây dựng.

Nếu ngân sách Trung ương hỗ trợ 100% để khắc phục hậu quả mưa lũ được cấp cho doanh nghiệp Nhà nước thì thực hiện như đối với dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nước.

Trường hợp ngân sách Nhà nước hỗ trợ một phần thì thực hiện như đối với dự án sử dụng vốn Nhà nước ngoài ngân sách theo quy định của pháp luật về xây dựng.

Chinhphu.vn