• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Sửa Nghị định 67, tạo điều kiện để ngư dân vươn khơi, bám biển

(Chinhphu.vn) – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương liên quan nghiên cứu, xây dựng dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2014/NĐ-CP và Nghị định số 17/2018/NĐ-CP nhằm xử lý, khắc phục những tồn tại, hạn chế, trong đó có nội dung hỗ trợ ngư dân.

11/02/2021 07:02

Gửi ý kiến đến Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV, cử tri tỉnh Bạc Liêu đề nghị cho biết, Chính phủ có biện pháp, giải pháp như thế nào để hỗ trợ ngư dân bị thiệt hại do bám biển bảo vệ chủ quyền biển đảo?

Về vấn đề này, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trả lời cử tri tỉnh Bạc Liêu như sau:

Để hỗ trợ ngư dân bị thiệt hại do bám biển bảo vệ chủ quyền biển đảo nước ta, Nhà nước đã có nhiều chính sách, giải pháp, cụ thể là:

Điều 1 Nghị định số 17/2018/NĐ-CP ngày 2/2/2018 về việc sửa đổi Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 7/7/2014 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản quy định:

“Điều 5. Chính sách bảo hiểm

Ngân sách Nhà nước hỗ trợ kinh phí mua bảo hiểm cho các tàu khai thác hải sản xa bờ, tàu dịch vụ hậu cần khai thác hải sản xa bờ là thành viên tổ đội, hợp tác xã khai thác hải sản và có tổng công suất máy chính từ 90CV trở lên:

1. Hỗ trợ hàng năm 100% kinh phí mua bảo hiểm tai nạn thuyền viên cho mỗi thuyền viên làm việc trên tàu.

2. Hỗ trợ hàng năm 50% kinh phí mua bảo hiểm thân tàu (bảo hiểm mọi rủi ro) đối với tàu có tổng công suất máy chính từ 90CV trở lên”.

Điểm d, Điểm g Khoản 1 Điều 6 Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội quy định:

“1. Đối tượng được trợ giúp đột xuất (một lần) là những người, hộ gia đình gặp khó khăn do hậu quả thiên tai hoặc những lý do bất khả kháng khác gây ra, bao gồm:

d) Hộ gia đình bị mất phương tiện sản xuất, lâm vào cảnh thiếu đói;

g) Người gặp rủi ro ngoài vùng cư trú dẫn đến bị thương nặng, gia đình không biết để chăm sóc”.

Điều 2 và Điều 3 Quyết định số 118/2007/QĐ-TTg ngày 25/7/2007 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ ngư dân khắc phục rủi ro do thiên tai trên biển quy định:

“Điều 2. Hỗ trợ thiệt hại về người

Ngoài các chính sách chế độ trợ giúp theo quy định tại Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội, hỗ trợ bổ sung đối với các trường hợp thiệt hại về người bị rủi ro do thiên tai trên biển như sau:

1. Hỗ trợ 100% chi phí mua vé phương tiện về nơi cư trú đối với các trường hợp gặp rủi ro xa nơi cư trú (kể cả rủi ro ở ngoài vùng biển Việt Nam).

2. Hỗ trợ 100% các chi phí: Vận chuyển cấp cứu người từ biển vào đất liền; bảo quản xác nạn nhân; thông tin tìm kiếm người mất tích trên các phương tiện thông tin đại chúng trong thời gian 30 ngày.

3. Đối với người được huy động hoặc tự nguyện tham gia tìm kiếm, cứu nạn người và tàu, thuyền khác, ngoài các chính sách được hưởng như quy định nêu tại các Khoản 1, 2 Điều này, được hưởng chế độ phụ cấp quy định tại Quyết định số 70/2006/QĐ-TTg ngày 29/3/2006 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ phụ cấp đặc thù đi biển đối với công chức, viên chức, công nhân, nhân viên trên tàu tìm kiếm cứu nạn hàng hải và được xem xét, khen thưởng theo quy định pháp luật hiện hành.

Điều 3. Hỗ trợ thiệt hại về tài sản

1. Được xem xét hỗ trợ thiệt hại đối với các phương tiện sản xuất (tàu, thuyền, ngư cụ, lồng bè) bị mất, bị hư hỏng nặng; hỗ trợ chi phí trục vớt phương tiện sản xuất (tàu, thuyền, ngư cụ, lồng bè) bị chìm hoặc bị trôi dạt; hỗ trợ con giống thủy sản đối với các diện tích nuôi thủy sản bị thiệt hại, khi khôi phục sản xuất.

UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ hoàn cảnh thực tế, đối tượng, mức độ thiệt hại và khả năng ngân sách để quy định cụ thể mức hỗ trợ bổ sung.

2. Được xem xét miễn, giảm các loại thuế theo quy định pháp luật hiện hành.

3. Được hỗ trợ cấp máy thông tin liên lạc, 100% phao cứu sinh đối với tàu, thuyền đánh bắt xa bờ bị chìm, hư hỏng nặng, khi khôi phục sản xuất.

4. Hỗ trợ 100% chi phí nhiên liệu, chi phí sửa chữa (nếu tàu bị hư hỏng) đối với các tàu, thuyền được huy động hoặc tự nguyện tham gia cứu hộ, cứu nạn người và tàu, thuyền bị rủi ro do thiên tai trên biển”.

Hiện nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương liên quan nghiên cứu, xây dựng dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 7/7/2014 và Nghị định số 17/2018/NĐ-CP ngày 2/2/2018 của Chính phủ, nhằm xử lý, khắc phục những tồn tại, hạn chế, trong đó có nội dung hỗ trợ ngư dân bị thiệt hại do bám biển bảo vệ chủ quyền biển đảo cũng như đề xuất các chính sách mới cho phù hợp với tình hình thực tế, trình Chính phủ ban hành trong thời gian tới.

Chinhphu.vn