• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Sửa quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công của cơ quan Việt Nam ở nước ngoài

(Chinhphu.vn) - Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 166/2017/NĐ-CP quy định tiêu chuẩn, định mức và chế độ quản lý, sử dụng tài sản công của cơ quan Việt Nam ở nước ngoài.

12/09/2023 16:53
Sửa quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công của cơ quan Việt Nam ở nước ngoài  - Ảnh 1.

Bộ Tài chính cho biết, sau một thời gian thực hiện, Nghị định số 166/2017/NĐ-CP đã bộc lộ một số hạn chế, vướng mắc cần được tháo gỡ để việc quản lý, sử dụng tài sản được chặt chẽ, phục vụ tốt công tác ngoại giao nói chung, ngoại giao kinh tế nói riêng phù hợp với tình hình thực tế trong bối cảnh mới; cụ thể như sau:

Về thẩm quyền quyết định việc quản lý, sử dụng tài sản công của Bộ phận Thương vụ (thuộc Bộ Công Thương), Cơ quan Tùy viên Quốc phòng Việt Nam ở nước ngoài (thuộc Bộ Quốc phòng): Bộ phận Thương vụ chỉ thuộc cơ cấu tổ chức của Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài. Theo báo cáo của Bộ Ngoại giao, từ ngày khoản 3 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài ngày 21/11/2017 có hiệu lực thi hành thì kinh phí của Bộ phận Thương vụ là tách biệt, độc lập; còn Cơ quan Tùy viên Quốc phòng Việt Nam ở nước ngoài vẫn là cơ quan có kinh phí là tách biệt, độc lập; vì vậy, việc quy định Bộ Ngoại giao quyết định hoặc phân cấp Thủ trưởng cơ quan Việt Nam ở nước ngoài thẩm quyền quản lý, sử dụng tài sản công của các bộ phận này không còn phù hợp.

Về tiêu chuẩn, định mức quản lý, sử dụng trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, nhà ở của cơ quan Việt Nam ở nước ngoài: Quy định tiêu chuẩn diện tích của mỗi thành viên đi theo tối đa 06m2 sàn/người cũng bộc lộ những bất cập khi thực hiện: Chưa linh hoạt trong quá trình triển khai; chưa tương đồng với chính sách hỗ trợ từ ngân sách nhà nước đối với con chưa thành niên đi theo bố mẹ.

Về tiêu chuẩn, định mức máy móc, thiết bị văn phòng phổ biến: Tiêu chuẩn, định mức máy móc, thiết bị văn phòng phổ biến trang bị cho cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên làm việc tại Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài; tiêu chuẩn, định mức thiết bị sinh hoạt tại Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài cần rà soát đảm bảo tương đồng với tiêu chuẩn, định mức quy định đối với các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong nước. Một số máy móc, thiết bị văn phòng phổ biến, thiết bị sinh hoạt cần thiết, thực tế cần trang bị (như: máy hủy tài liệu, máy hút bụi, máy điều hòa nhiệt độ, bình nóng lạnh) phục vụ làm việc, sinh hoạt của các cán bộ; tuy nhiên chưa được quy định cụ thể tại phụ lục 01, phụ lục 02 kèm theo Nghị định số 166/2017/NĐ-CP nên việc trang bị vẫn áp dụng quy định tại khoản 5 Điều 25, khoản 6 Điều 28 Nghị định số 166/2017/NĐ-CP (được quyết định cụ thể cho từng trường hợp) nên chưa thuận lợi trong quá trình thực hiện.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 26, khoản 3 Điều 49 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, việc quy định tiêu chuẩn, định mức tài sản công của Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài và quy định chi tiết chế độ quản lý, sử dụng tài sản công của Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài thuộc thẩm quyền của Chính phủ. Do vậy, việc Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 166/2017/NĐ-CP là cần thiết và có cơ sở pháp lý.

Việc xây dựng Nghị định nhằm hoàn thiện cơ sở pháp lý, bổ sung các quy định về các vấn đề chưa có quy định điều chỉnh, giải quyết các vấn đề do thực tiễn đặt ra khi triển khai thực hiện Nghị định số 166/2017/NĐ-CP trong thời gian qua, góp phần bảo đảm cơ sở vật chất phục vụ việc thực hiện công tác ngoại giao của Nhà nước, tăng cường công tác quản lý, sử dụng tài sản công được tiết kiệm, hiệu quả, công khai, minh bạch.

Tăng định mức sử dụng diện tích nhà ở

Theo Bộ Ngoại giao, tại nhiều địa bàn rất khó tìm các căn hộ có diện tích nhỏ đáp ứng đúng quy định của Việt Nam về diện tích căn hộ do đặc thù của nước sở tại quy định cụ thể về diện tích xây dựng công trình. Nếu áp dụng đúng theo Nghị định số 166/2017/NĐ-CP thì việc tìm, thuê nhà ở, trụ sở gặp nhiều khó khăn, phải tìm về khu vực trung tâm thành phố để thuê trụ sở, nhà ở, căn hộ với chi phí thuê cao, gây nên lãng phí cho ngân sách nhà nước. Trong khi đó, nếu thuê những khu xa trung tâm, có thể thuê diện tích lớn hơn với số tiền chi trả ít hơn, phù hợp với diện tích sinh hoạt của gia đình; đồng thời, chưa có chế độ hỗ trợ diện tích nhà ở cho con dưới 18 tuổi đi theo.

Vì vậy, Bộ Tài chính trình Chính phủ thống nhất với Bộ Ngoại giao về việc: tăng định mức nhà ở hiện tại tại Điều 6 Nghị định số 166/2017/NĐ-CP của mỗi chức danh thêm là 12m2 tương ứng diện tích 01 phòng để áp dụng chung cho từng nhóm chức danh; bỏ chế độ 06m2 của mỗi thành viên có tiêu chuẩn đi theo (phu nhân/phu quân). Lý do là: Theo quy định tại Nghị định số 08/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định một số chế độ đối với thành viên cơ quan Việt Nam ở nước ngoài; Thông tư số 07/2020/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định chế độ quản lý tài chính, tài sản đối với Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài thì các chức danh (trừ nhân viên hợp đồng) đều có chế độ phu quân/phu nhân đi theo; đồng thời, hiện nay Nhà nước đã có chính sách hỗ trợ đối với con chưa thành niên đi theo.

Quy định cụ thể danh mục máy móc, thiết bị văn phòng phổ biến, thiết bị sinh hoạt

Đối với máy móc, thiết bị ngoài máy móc, thiết bị văn phòng phổ biến có tên cụ thể quy định tại Phụ lục số 01, thiết bị ngoài thiết bị sinh hoạt có tên cụ thể quy định tại Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Nghị định số 166/2017/NĐ-CP thì Nghị định số 166/2017/NĐ-CP đã quy định thẩm quyền quyết định trang bị trong trường hợp cần thiết. Qua tổ chức thực hiện, có một số loại máy móc, thiết bị được sử dụng phổ biến ở tất cả các cơ quan Việt Nam ở nước ngoài; vì vậy, trên cơ sở thực tế triển khai, Bộ Tài chính trình Chính phủ quy định bổ sung cụ thể một số loại máy móc, thiết bị phổ biến vào Phụ lục 01, Phụ lục 02 gồm: máy hủy tài liệu, máy hút bụi, máy điều hòa nhiệt độ, bình nóng lạnh để thống nhất trong tổ chức thực hiện giảm bớt công việc sự vụ.

Mời bạn đọc xem toàn văn dự thảo và góp ý tại đây.

Khánh Linh