• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Sức mạnh của vũ khí laser

Theo các nhà khoa học quân sự, vũ khí laser (Laser Weapon) là những chùm tia năng lượng mạnh bay xuyên không gian theo đường thẳng. Chùm tia phóng ra với tốc độ ánh sáng, có thể tấn công mục tiêu từ khoảng cách xa hàng nghìn kilomet.

09/04/2013 16:32

Năng lượng cực mạnh 

Siêu laser FEL (Free Electron Laser) là công nghệ do Giáo sư Vật lý John Madey ở Đại học Standford (Hoa Kỳ) phát minh vào năm 1976, có sức hủy diệt rất mạnh.

FEL đang được ráo riết nghiên cứu ứng dụng trong quân sự, tạo ra dạng vũ khí “chùm tia chết chóc”.

Vũ khí laser có các tấm gương lớn tập trung những chùm laser mạnh vào một điểm nhỏ trên mục tiêu. Sức nóng tạo ra các vết bỏng xuyên qua bề mặt (vật liệu) của mục tiêu, phá vỡ chuyến bay, vô hiệu hoá các đầu đạn hoặc đốt cháy nhiên liệu hay vật liệu nổ.

Khác với tên lửa và đạn, tia laser không gây ra tiếng nổ khi chạm vào máy bay nhưng lại truyền năng lượng cực lớn vào mục tiêu cực nhanh và biến nó thành khối lửa. Vũ khí laser được đánh giá sẽ góp phần thay đổi hình thức tác chiến tương lai, hiện vẫn chưa có phương pháp nào chống lại loại vũ khí này.

Kết quả thử nghiệm

Trên thế giới có 6 nước đang tích cực triển khai các hoạt động nghiên cứu khoa học, thiết kế và thử nghiệm vũ khí laser là Mỹ, Israel, Đức, Pháp, Nga và Trung Quốc.

Mỹ hiện đang tiến hành thử nghiệm ứng dụng vũ khí laser trên tất cả các quân binh chủng hải, lục, không quân và trên tất cả các phương tiện tiến công hiện đại hiện có như máy bay, tàu ngầm, tàu chiến, thậm chí cả xe chiến đấu bộ binh và trong tương lai là tàu sân bay.

Một dạng vũ khí laser của hải quân Mỹ

Ngày 8/4/2013, Hải quân Mỹ cho biết quân chủng này sẽ lần đầu tiên triển khai vũ khí laser trên tàu chiến có khả năng bắn hạ máy bay không người lái và vô hiệu hóa tàu của đối phương. Ưu thế vượt trội của vũ khí laser trên tàu là chúng vận hành bằng điện nên chi phí không đáng kể, chưa tới 1 USD/phát bắn so với hàng trăm nghìn USD để bắn một quả tên lửa.

Bộ Quốc phòng Mỹ đang hoàn thiện hệ thống vũ khí laser mang tên HELLADS trang bị cho máy bay tiêm kích, đưa vào ứng dụng cuối năm 2012. Ngoài ra, HELLADS cũng có thể được trang bị cho máy bay không người lái. Với công suất 150 kW, tia laser do vũ khí này bắn ra đủ sức tiêu diệt máy bay. Trong tương lai, HELLADS còn có thể tiêu diệt các mục tiêu mặt đất, gồm cả bộ binh từ khoảng cách hàng chục kilomet. Theo tạp chí điện tử Livescience, trong một thử nghiệm thiết bị phóng laser của Mỹ trên đảo San Nicolas, 4 máy bay không người lái trên Thái Bình Dương đã biến mất vì bị chiếu xạ.

Trong khi đó, Đức tập trung ưu tiên vào việc chế tạo các vũ khí laser đặt trên mặt đất. Chi nhánh của Công ty MBDA ở Đức vào tháng 9/2012 đã thử nghiệm thành công pháo laser công suất 40 KW. Pháo laser này trong vòng vài giây đã đốt cháy mục tiêu là một quả đạn cối đang bay và khoan thủng một tấm thép có độ dày 40mm. Khẩu pháo laser được thử nghiệm trước đó với công suất 10 kW đã tiêu diệt được mục tiêu ở cự ly 2,3 km và độ cao 1.000m.

Còn với Israel, Bộ Quốc phòng nước này đang xem xét dự án “Skyguard” của hãng Notrop Grumman về chế tạo tổ hợp vũ khí laser có khả năng tiêu diệt mục tiêu ở cự ly 5 km. Tổ hợp cơ động này có công suất 200-300 kW, có trọng lượng và kích thước nhỏ hơn, dễ cơ động trên mặt đất và lắp đặt trên máy bay.

Các kỹ sư Pháp tập trung hướng nghiên cứu vào việc chế tạo vũ khí laser đặt trên các phương tiện khác nhau và kết hợp vũ khí laser với các loại vũ khí khác để tạo thành một tổ hợp tác chiến đồng bộ. Các công suất tính toán của vũ khí laser đặt trên tàu nổi là 100 kW, đặt trên ô tô là 200 kW và đặt trên xe bọc thép là 50 kW. Các tổ hợp trên sẽ được bổ sung thêm các tên lửa phòng không có cánh hoặc là pháo tự động.

Nga cũng đang sản xuất các thiết bị laser trên mặt đất với tên gọi "okol-Eshelon” và sẽ đưa vào thử nghiệm vào năm 2013. Loại pháo laser này sẽ được kiểm tra hiệu quả tiêu diệt các mục tiêu trong điều kiện áp suất, nhiệt độ không khí thay đổi và cả trong điều kiện vận chuyển, bốc dỡ.

Trần Văn (tổng hợp)