• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Tăng cường cải thiện môi trường đầu tư để nâng cao sức cạnh tranh kinh tế

(Chinhphu.vn) - Các doanh nghiệp FDI đánh giá cao tốc độ tăng trưởng kinh tế và những thành công mà Việt Nam đạt được trong việc cải thiện môi trường đầu tư. Bên cạnh đó, đưa ra một số kiến nghị nhằm đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng suất, hiệu quả, sức cạnh tranh kinh tế.

21/03/2024 15:40

Chú trọng tăng trưởng chuỗi cung ứng và các nguồn năng lượng sạch

Tại Hội nghị Thủ tướng Chính phủ gặp mặt cộng đồng doanh nghiệp FDI và Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam thường niên sáng 19/3, đại diện cho phía cộng đồng doanh nghiệp Mỹ, ông Greg Testerman, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Mỹ tại Việt Nam (AmCham) nhấn mạnh, việc Chính phủ Việt Nam tập trung vào tăng trưởng chuỗi cung ứng, thu hút đầu tư và sản xuất công nghệ cao là việc làm rất cần thiết. Một trong các nhu cầu chính của các nhà đầu tư, doanh nghiệp là nhu cầu về sự ổn định của nguồn cung cấp năng lượng và khả năng tiếp cận năng lượng tái tạo ngay lập tức. Bên cạnh đó, duy trì các hệ thống năng lượng hoạt động là mục tiêu thiết yếu của quản trị năng lượng tốt và cung cấp cho các nhà đầu tư khả năng tiếp cận năng lượng tái tạo, giúp cho đất nước có lợi thế cạnh tranh hơn.

Tăng cường cải thiện môi trường đầu tư để nâng cao sức cạnh tranh kinh tế- Ảnh 1.

Ông Greg Testerman, Chủ tịch AmCham (bên trái) nhấn mạnh, việc Chính phủ Việt Nam tập trung vào tăng trưởng chuỗi cung ứng, thu hút đầu tư và sản xuất công nghệ cao là việc làm rất cần thiết. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Đồng quan điểm với ông Greg Testerman, ông Gabor Fluit, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) cho rằng, việc sử dụng năng lượng tái tạo là nhiệm vụ cấp bách và có ảnh hưởng lớn cần phải lưu tâm.

Theo ông Fluit, để làm được điều này, Chính phủ nên khuyến khích tất cả các bên tiêu dùng điện đầu tư vào năng lượng tái tạo. Để giảm lượng khí thải carbon và thúc đẩy một tỉ lệ sử dụng năng lượng sạch hơn, điều cần thiết là hoàn thiện Quy hoạch điện VIII và đưa vào một chiến lược bù đắp cho năng lượng từ than.

Với nguồn năng lượng mặt trời và gió dồi dào của Việt Nam, điều quan trọng là phải chuẩn bị cho quá trình chuyển đổi hoàn toàn sang các nguồn năng lượng tái tạo này và việc sử dụng khí tự nhiên làm nhiên liệu chuyển đổi sẽ giúp tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình này. Các vấn đề về rác thải và thiếu nước cũng có thể được giải quyết với mô hình kinh tế tuần hoàn.

Mặc dù có tiến bộ trong việc triển khai luật về trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất, chúng tôi khuyến nghị Việt Nam nên tăng cường thực thi các quy định về chất thải và thúc đẩy việc dùng nhựa phân hủy cho đến khi nhựa được loại bỏ về cơ bản, Chủ tịch EuroCham nhấn mạnh.

Đưa ra khuyến nghị về việc ưu tiên các nguồn năng lượng sạch, Chủ tịch AmCham Greg Testerman cho rằng, để đạt được mục tiêu phát thải ròng carbon bằng 0 vào năm 2050, cần phải ưu tiên các nguồn năng lượng có giá cả phải chăng và bền vững về mặt xã hội. Quá trình này sẽ yêu cầu hỗ trợ tài chính và kỹ thuật từ các nguồn lực bên ngoài.

Bên cạnh đó, để phát triển được kinh tế số, cần phải có những khung pháp lý đầy đủ cho nền kinh tế số, ví dụ như sự tiếp cận đối với dịch vụ toàn cầu. Ông Greg Testerman khẳng định, việc bảo vệ dữ liệu rất quan trọng để bảo đảm được tính cạnh tranh của nền kinh tế. Việt Nam cần ưu tiên phát triển cơ sở hạ tầng số, điện toán đám mây và trung tâm dữ liệu.

Ưu tiên phát triển nguồn nhân lực và môi trường

Ông Phùng Việt Thắng, Giám đốc quốc gia Intel - doanh nghiệp có lịch sử đầu tư tại Việt Nam gần 20 năm, cho biết phía Intel đã có những cam kết toàn cầu về kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững ví như phát thải ròng bằng không vào năm 2050, cam kết sử dụng năng lượng tái tạo vào năm 2030. Vì vậy, ông Thắng mong sẽ nhận được hỗ trợ từ Chính phủ Việt Nam dành cho Intel trong những lĩnh vực này.

Ngoài ra, Intel đưa ra 3 góp ý cụ thể với Chính phủ Việt Nam. Thứ nhất là về nguồn nhân lực. Việt Nam đã thể hiện quyết tâm rất cao về xây dựng nguồn nhân lực cho ngành bán dẫn gắn liền với phát triển trí tuệ nhân tạo (AI) tại Việt Nam.

Với năng lực của Intel, Intel rất mong được hợp tác với các nguồn lực từ các công ty đa quốc gia hoặc của Việt Nam để cùng đào tạo nhân lực cho ngành bán dẫn.

Ông Phùng Việt Thắng cho biết, Intel đã khởi động chương trình đào tạo nhân lực AI tại Việt Nam với sự hợp tác của Bộ Giáo dục Đào tạo, thành phố Đà Nẵng, TPHCM.

Khẳng định việc đào tạo, nâng cao nguồn lực là rất quan trọng, ông Greg Testerman, Chủ tịch AmCham khẳng định, Việt Nam đang có một vị trí thuận lợi để thu hút các khoản đầu tư lớn khi các công ty đa quốc gia đang tăng cường tìm cách đa dạng hóa chuỗi cung ứng toàn cầu. Do đó, Việt Nam cần ưu tiên đào tạo lao động và kỹ sư, cấp phép lao động cho kỹ sư nước ngoài và khả năng hỗ trợ các ngành công nghiệp theo chiều dọc.

Để đạt được các mục tiêu trong lĩnh vực này, lãnh đạo AmCham kiến nghị dỡ bỏ các rào cản đối với các khoản đầu tư ngoài vào lĩnh vực đào tạo nghề và chuyên môn để hỗ trợ phát triển các kỹ năng và năng lực quan trọng của lực lượng lao động.

Về lĩnh vực về môi trường, Chủ tịch EuroCham quan tâm đến trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất. Theo quy định hiện nay, phí đóng góp tái chế áp dụng cho các nhà sản xuất vượt quá khả năng của hệ thống tái chế, có nguy cơ làm giá thành sản phẩm tăng cao hơn cho người tiêu dùng.

EuroCham đề xuất một giải pháp là thực hiện EPR theo từng giai đoạn, không áp dụng phạt trong 2 năm tính từ năm 2024, để ngăn chặn tình trạng quá tải trong thời gian các doanh nghiệp cân bằng giữa các mục tiêu kinh tế và môi trường.

Ngoài ra, tính minh bạch trong quản lý Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam là rất quan trọng, với việc công khai phân bổ cho tái chế và các công nghệ tiên tiến.

Trong lĩnh vực bất động sản, EuroCham đề nghị hướng dẫn rõ ràng về các điều khoản sử dụng đất và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (LURC), điều này sẽ khuyến khích sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài bỏ tiền vào bất động sản Việt Nam...

Thùy Chi