• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Tăng cường quản lý, bảo vệ hệ sinh thái san hô

(Chinhphu.vn) - Bảo vệ san hô chính là việc bảo vệ sự sống của các loài sinh vật biển, tạo sinh kế bền vững cho người dân. Do đó, bên cạnh các biện pháp, chế tài quản lý, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường là yếu tố tiên quyết để bảo vệ bền vững hệ sinh thái biển.

14/08/2022 13:56
Quảng Ngãi bảo vệ hệ sinh thái rạn san hô - Ảnh 1.

San hô tại vùng biển Quảng Ngãi - Ảnh: VGP/Lưu Hương

Tại vùng biển Lý Sơn, theo khảo sát đã xác định được 157 loài san hô cứng tạo rạn thuộc 18 họ. San hô bao phủ hầu khắp xung quanh đảo. 

Tuy nhiên những năm gần đây do sự phát triển đô thị hoá, phục vụ phát triển kinh tế xã hội nên các công trình, cầu cảng phục vụ phát triển kinh tế du lịch tập trung xây dựng ở khu vực phía nam, nên một số khu vực san hô ở phía nam bị suy giảm. 

Ngoài ra, việc khai thác cá bằng thuốc nổ, neo đậu tàu thuyền; người dân khai thác san hô chết để nung vôi, làm cảnh; hiện tượng khai thác cát biển để phục vụ cho trồng tỏi và hành…cũng là một trong những nguyên nhân khác làm diện tích rạn san hô suy giảm.

Khu vực thắng cảnh Gành Yến (thôn Thanh Thủy, xã Bình Hải, huyện Bình Sơn) năm 2020 là điểm nóng về tàn phá san hô. Thời điểm đó, lượng du khách kéo về khu vực này ngày một đông khiến Gành Yến chịu áp lực lớn từ những tác động tiêu cực.

Ông Võ Thanh Tùng, Tổ trưởng Tổ bảo vệ san hô Gành Yến, Trưởng thôn Thanh Thủy cho biết, nguyên nhân rạn san hô không còn nguyên vẹn là do tác hại môi trường, du khách đến tham quan, có khi người dân đi lặn nhum, rong mơ, đạp chân vào san hô cũng làm san hô bị gãy.

"Hiện tại, trong khi trực bảo vệ khu vực, nếu phát hiện có người bẻ san hô hoặc làm tổn hại san hô thì chúng tôi vận động trả về chỗ cũ. chỉ làm được như vậy là vì hiện tại chưa có hành lang pháp lý, chế tài xử phạt nên giải pháp cũng chỉ dừng lại ở vận động, tuyên truyền", ông Võ Thanh Tùng cho hay.

Tăng cường công tác tuần tra, bảo vệ

Quảng Ngãi bảo vệ hệ sinh thái rạn san hô - Ảnh 2.

Vùng biển Quảng Ngãi có hệ sinh thái đa dạng - Ảnh: VGP/Lưu Hương

Trước thực trạng san hô bị suy giảm ngày càng nghiêm trọng đáng báo động như hiện nay, Ban Quản lý Khu bảo tồn biển Lý Sơn đã chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng tăng cường tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật liên quan đến bảo vệ, bảo tồn biển, ý nghĩa của việc bảo vệ, giữ gìn môi trường sinh thái nói chung, rạn san hô nói riêng. Đồng thời đẩy mạnh việc tuần tra, kiểm soát các hoạt động gây ảnh hưởng đến môi trường biển và các hệ sinh thái rạn san hô trong khu bảo tồn.

Cuối năm 2021, Ban Quản lý Khu bảo tồn biển Lý Sơn thực hiện chương trình "Giám sát rác thải ngầm trên hệ sinh thái rạn san hô". Chương trình đã tiến hành làm sạch rác với hơn 600 m chiều dài tại 3 bãi rạn san hô gồm trạm Trố Hòn, trạm cảng Bến Đình, trạm đình làng An Hải. 

Đội thợ lặn đã lặn xuống các bãi rạn để vớt rác bị kẹt ở các rạn san hô như lưới, dây ống thở, vỏ lon nước ngọt, dây câu, lưỡi câu… được thải ra từ nghề khai thác, đánh bắt hải sản và các hoạt động vận tải trên biển. Qua đó nhằm tuyên truyền ngư dân, các thuyền viên đi biển ý thức hơn trong sinh hoạt, khai thác, đánh bắt, để môi trường biển không bị ô nhiễm.

Ông Nguyễn Văn Mười, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh Quảng Ngãi  cho hay hiện nay chỉ mới có rạn san hô ở vùng biển Lý Sơn nằm trong khu vực được bảo tồn. Đối với rạn san hô ở khu vực thắng cảnh Gành Yến thì chỉ mới được cộng đồng địa phương tự bảo vệ. 

Rạn san hô sống đóng vai trò như một khu rừng nhiệt đới dưới biển, vừa điều hoà nhiệt độ, lượng oxy trong nước và là giá thể, là nơi để các sinh vật khác đến trú ngụ, sinh sản, nơi cung cấp thức ăn và bãi đẻ cho một số loại sinh vật đến định cư. 

Khu vực nào có rạn san hô phát triển tươi, độ phủ cao, nơi đó sẽ thu hút nguồn lợi hải sản về sinh sống ở khu vực đó ngày càng tăng. Qua đó sẽ cung cấp nguồn thực phẩm dồi dào, phong phú nuôi sống nhiều người ngư dân trên đảo sống bằng nghề khai thác thuỷ sản; cung cấp sinh cảnh đẹp để du khách tham quan trải nghiệm lặn ngắm san hô và các sinh vật sống trong rạn.

"Việc bảo vệ san hô chính là việc bảo vệ sự sống của các loài sinh vật biển, hạn chế được tác động của biến đổi khí hậu cũng như tạo nguồn sinh kế bền vững cho người dân thông qua các hoạt động khai thác thuỷ sản hợp lý và khai thác du lịch như lặn ngắm san hô theo đúng pháp luật", Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh Quảng Ngãi thông tin.

Lưu Hương