• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Tăng trưởng GDP của Ấn Độ suy giảm trong quý III/2011

Số liệu do Văn phòng Thống kê Trung ương Ấn Độ công bố ngày 30/11 cho thấy tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong quý 3/2011 của Ấn Độ giảm xuống còn 6,9% so với mức tăng 7,7% của quý 2/2011.

30/11/2011 14:09
Đây là mức giảm thấp nhất kể từ quý 2/2009. Nguyên nhân chủ yếu là do lạm phát và lãi suất tăng cao, trong khi bị tác động bởi sự bất ổn của nền kinh tế thế giới.
Trong quý 3, khu vực sản xuất chỉ ghi nhận mức tăng trưởng 2,7%, thấp hơn nhiều so với mức tăng 7,2% của quý trước đó, trong khi tăng trưởng của khu vực nông nghiệp giảm từ 3,9% xuống còn 3,2%. Tuy nhiên, một số ngành như xây dựng, tài chính, bất động sản và dịch vụ lại tăng trưởng cao hơn so với quý trước với các mức tăng lần lượt là 4,3%, 10,5% và 6,6%.
Trong nửa đầu tài khóa hiện nay (bắt đầu từ ngày 01/04/2011), GDP của Ấn Độ đạt mức tăng trưởng 7,3%, thấp hơn nhiều so với mức tăng trưởng 8,6% của tài khóa trước đó.
Trước tình hình trên, tập đoàn tài chính Citigroup đã xem xét hạ mức dự báo tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ tài khóa hiện nay từ mức 7,6% dự báo trước đó xuống còn 7,1%.
Các nhà phân tích cho rằng nền kinh tế suy giảm sẽ làm gia tăng sức ép đối với đồng rupi, vốn đã giảm giá hơn 14% so với đồng đôla Mỹ kể từ đầu năm tới nay./.