• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Tạo đòn bẩy để doanh nghiệp tăng đầu tư vào Tây Nguyên

(Chinhphu.vn) - Theo tinh thần mới của Nghị quyết 23 của Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh: "Phát triển vùng Tây Nguyên phải phù hợp với Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, bảo đảm thống nhất với hệ thống quy hoạch quốc gia, phù hợp với chiến lược quốc gia về phát triển bền vững, tăng trưởng xanh và thích ứng với biến đổi khí hậu". Trong đó, vai trò đóng góp của doanh nghiệp đầu tư vào khu vực Tây Nguyên là rất quan trọng.

16/11/2022 21:14
Tạo đòn bẩy để doanh nghiệp tăng đầu tư vào Tây Nguyên - Ảnh 1.

Ông Doãn Hữu Tuệ-Chuyên gia kinh tế, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn quốc tế Mỹ Việt

Trước thềm Hội nghị triển khai Nghị quyết số 23-NQ/TW về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên đến năm 2030 được tổ chức vào cuối tuần này tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, phóng viên Báo Điện tử Chính phủ đã có cuộc trao đổi với chuyên gia kinh tế, đồng thời là Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn quốc tế Mỹ Việt (một trong những tập đoàn chế biến sâu cà phê lớn tại Tây Nguyên hiện nay) Doãn Hữu Tuệ.

Doanh nghiệp đầu tư vào Tây Nguyên đã có sự tăng nhanh về số lượng

Là một trong những tập đoàn đã đạt được thành công lớn trong việc chế biến sâu ở khu vực Tây Nguyên và cho ra thị trường trong và ngoài nước sản phẩm cà phê Mỹ Việt nổi tiếng, ông có đánh giá như thế nào về việc các doanh nghiệp góp phần vào sự phát triển Tây Nguyên trong thời gian vừa qua? Những vấn đề mà các doanh nghiệp hiện nay đang có vướng mắc cần tháo gỡ?

Ông Doãn Hữu Tuệ: Những doanh nghiệp như chúng tôi khi đầu tư vào Vùng Tây Nguyên nhận thấy đây là mảnh đất được thiên nhiên ban tặng nhiều ưu đãi. Vùng Tây Nguyên gồm 5 tỉnh (Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng) với diện tích tự nhiên là 54.548 km2, chiếm 1/6 diện tích tự nhiên của cả nước, trong đó diện tích đất đỏ Bazan là 1,36 triệu ha, chiếm 66% diện tích đất Bazan toàn quốc. 

Nói đến Tây Nguyên là nói đến vùng đất thuộc tam giác phát triển Việt Nam- Lào- Campuchia, là "phên dậu phía Tây của Tổ quốc" và là "nóc nhà của Đông Dương", Tây Nguyên có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh của cả nước.

Những năm qua, với chính sách "trải thảm đỏ thu hút đầu tư", doanh nghiệp đầu tư vào Tây Nguyên đã có sự tăng nhanh về số lượng và có những đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế- xã hội trên địa bàn.

Trước hết, với tư cách là một chủ thể của nền kinh tế, các doanh nghiệp đã góp phần tăng quy mô kinh tế của Tây Nguyên, năm 2020 gấp hơn 14 lần năm 2002 và 3,1 lần năm 2010; tăng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) bình quân giai đoạn 2002-2020 đạt gần 8%/năm. Nhờ đó, GRDP bình quân đầu người Tây Nguyên năm 2020 đạt trên 48 triệu đồng, gấp 10,6 lần năm 2002.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng đã góp phần xây dựng Tây Nguyên thành vùng sản xuất một số sản phẩm nông sản chủ lực quy mô lớn, chiếm tỉ trọng cao, nhất là cây công nghiệp, cây ăn quả. Ngày càng có nhiều sản phẩm nông nghiệp chế biến sâu được xuất khẩu đến nhiều thị trường nước ngoài.

Về du lịch, các doanh nghiệp đã góp phần hình thành các chuỗi phát triển du lịch liên vùng, đưa Tây Nguyên trở thành vùng du lịch sinh thái- văn hoá có sức hấp dẫn không chỉ với du khách trong nước mà còn với du khách nước ngoài.

Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp đã đầu tư vào hệ thống y tế, giáo dục, đào tạo, qua đó góp phần nâng cao dân trí, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của người dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa.

Nhìn chung, sự phát triển của các doanh nghiệp ở Tây Nguyên không những thúc đẩy kinh tế vùng này phát triển, mà còn góp phần ổn định chính trị, xã hội của vùng.

Mặc dù có những đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế- xã hội trên địa bàn, nhìn chung doanh nghiệp ở Tây Nguyên đang gặp không ít vướng mắc cần tháo gỡ.

Trước hết, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp siêu nhỏ chiếm 98% tổng số doanh nghiệp trên địa bàn Tây Nguyên. Nhìn chung, hầu hết các doanh nghiệp có nguồn lực yếu, hoạt động mang tính tự phát, thiếu tầm nhìn chiến lược dài hạn, thiếu tính chuyên nghiệp; công nghệ, thiết bị cũ, lạc hậu, thiếu vốn đầu tư đổi mới công nghệ; sản phẩm chưa đủ sức cạnh tranh trên thị trường; khả năng thích ứng với biến động của thị trường chưa cao.

Ngoài ra, đa số nhà máy chế biến không có đủ nguồn nguyên liệu ổn định, hầu hết nguyên liệu đầu vào phụ thuộc vào mùa vụ của nông sản, việc dự trữ nguyên liệu đầu vào gặp khó khăn do việc đầu tư xây dựng các kho dự trữ nguyên liệu còn hạn chế. Hoạt động của các doanh nghiệp chủ yếu mới tập trung ở khâu sơ chế và gia công là chính, ít có những doanh nghiệp chế biến sản phẩm cuối cùng có giá trị gia tăng cao.

Đặc biệt, một trong những khó khăn lớn nhất đối với các doanh nghiệp ở Tây Nguyên là khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng của ngân hàng. Mặc dù doanh nghiệp rất cần vốn, ngân hàng cũng cần cho vay nhưng hai bên vẫn rất khó tìm được tiếng nói chung, nhất là về vấn đề định giá tài sản thế chấp.

Bên cạnh đó, trình độ quản lý của phần lớn doanh nghiệp trên địa bàn Tây Nguyên còn hạn chế, thiếu kiến thức quản trị, yếu về kỹ năng kinh doanh. Sự thiếu hụt nguồn lao động có trình độ cao ở Tây Nguyên cũng là một trong những khó khăn làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp ở Tây Nguyên.

Cũng cần nhấn mạnh thêm, một trong những vấn đề gây bức xúc cho các doanh nghiệp là tình trạng thanh tra, kiểm tra về thuế, môi trường, phòng cháy, chữa cháy,.. rất tùy tiện, thậm chí nhũng nhiễu, tiêu cực, gây khó dễ cho doanh nghiệp.

Kiến nghị tạo điều kiện về vốn và đất cho doanh nghiệp

Tại hội nghị giữa Thủ tướng và 5 tỉnh Tây Nguyên diễn ra vào cuối tuần này, là một doanh nghiệp cà phê lớn, ông có kiến nghị gì về cơ chế, chính sách, phân bổ nguồn lực và liên kết vùng để tạo đòn bẩy cho doanh nghiệp ở Tây Nguyên phát triển?

Ông Doãn Hữu Tuệ: Từ những phân tích trên, theo tôi Chính phủ và các Bộ ngành cần xem xét những vấn đề mà doanh nghiệp đề xuất, kiến nghị gồm:

Thứ nhất, cần nhanh chóng hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển đặc thù đối với khu vực Tây Nguyên; xây dựng và hình thành cơ chế liên kết vùng, liên kết theo chuỗi giá trị, chuỗi sản phẩm giữa các địa phương, giữa các doanh nghiệp, giữa các thành phần kinh tế, hộ gia đình.

Thứ hai, cần tăng cường đối thoại thường xuyên giữa chính quyền và doanh nghiệp để kịp thời tháo gỡ những khó khăn trong thực hiện các quy định do có sự chồng chéo, mẫu thuẫn giữa luật với các nghị định và các văn bản hướng dẫn thi hành luật hoặc một số chính sách, hướng dẫn, gây khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp. 

Bên cạnh đó, lãnh đạo các địa phương cũng cần kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, tạo cơ hội công bằng để khuyến khích doanh nghiệp ở mọi thành phần kinh tế đầu tư phát triển kinh tế- xã hội địa phương.

Thứ ba, cần tăng cường phối hợp có hiệu quả các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp giữa Trung ương và địa phương; giữa các cơ quan có chức năng hỗ trợ phát triển doanh nghiệp của địa phương với nhau để tránh phân tán nguồn lực hỗ trợ, tạo sức mạnh cho doanh nghiệp phát triển.

Thứ tư, đối với những doanh nghiệp đầu tư chế biến sâu vào những ngành khai thác thế mạnh đặc thù của vùng Tây Nguyên, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ và ưu đãi đặc biệt về nguồn vốn, thuê đất,…

Thứ năm, thực tế cho thấy, chất lượng trình độ nhân lực nói chung, trình độ tổ chức quản lý nói riêng kém phát triển được coi là điểm yếu trong khả năng phát triển của doanh nghiệp Tây Nguyên. Vì vậy, Chính phủ cần có chính sách hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp.

Thứ sáu, về phát triển các loại hình doanh nghiệp: Cần coi trọng và phát huy vai trò của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên nhiều mặt như: Mở rộng thị trường, giải quyết việc làm, tăng thu nhập và thúc đẩy việc phát triển nền kinh tế toàn diện hơn, phát huy đầy đủ vai trò của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Thứ bảy, cần tăng cường liên kết vùng trong quy hoạch phát triển, thu hút đầu tư vào Tây Nguyên nhằm tạo ra được chuỗi liên kết giá trị trong sản xuất; tăng cường liên kết vùng trong quy hoạch phát triển, thu hút đầu tư, tạo chuỗi liên kết giá trị trong sản xuất; liên kết giữa các địa phương trong vùng với các vùng kinh tế khác của cả nước và với khu vực tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia. Bên cạnh đó, Chính phủ nên tạo cơ hội cho doanh nghiệp quảng bá, giao lưu, liên doanh, liên kết.

Thứ tám, Chính phủ và các Bộ ngành có thể cân nhắc, xem xét thành lập Quỹ Hỗ trợ chuyển đổi số dành cho các doanh nghiệp ở Tây Nguyên và Quỹ Khởi nghiệp Tây Nguyên.

Kỳ vọng vào sự phát triển của Tây Nguyên trong thời gian tới

Ngày 6/10/2022, Bộ Chính trị khóa XIII đã ban hành Nghị quyết số 23-NQ/TW về phương hướng phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh ở vùng Tây Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Ông có kỳ vọng gì vào sự phát triển của Tây Nguyên trong thời gian tới?

Ông Doãn Hữu Tuệ: Nghị quyết số 23-NQ/TW xác định mục tiêu đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045, Tây Nguyên trở thành vùng phát triển bền vững, có nền kinh tế xanh, tuần hoàn. Bên cạnh đó, Nghị quyết đã nêu nhiều giải pháp, trong đó quan trọng là các nhóm giải pháp đổi mới tư duy trong phát triển kinh tế nông, lâm, công nghiệp; đầu tư hạ tầng, đẩy mạnh liên kết vùng; giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa bản sắc dân tộc, chăm lo đời sống nhân dân.

Cá nhân tôi cho rằng Nghị quyết 23 ra đời rất đúng lúc và hoàn toàn phù hợp với đặc thù của Tây Nguyên cũng như xu thế phát triển của nền kinh tế. Tinh thần của Nghị quyết 23 chính là kim chỉ nam, định hướng cho sự phát triển kinh tế- xã hội của Tây Nguyên nói chung và các doanh nghiệp ở Tây Nguyên nói riêng. 

Vấn đề đặt ra là cần phải tạo được sự thống nhất cao trong nhận thức ở tất cả các cấp, các ngành, của người dân và cộng đồng các doanh nghiệp về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của Nghị quyết.

Với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, với tiềm năng, thế mạnh sẵn có và với sự vào cuộc tích cực, quyết liệt của cả hệ thống chính trị, của người dân và cộng đồng doanh nghiệp, tôi tin tưởng rằng trong thời gian tới, Tây Nguyên không chỉ trở thành mẫu hình tiêu biểu của nền kinh tế xanh, tuần hoàn mà còn là trở thành xứ sở hạnh phúc bậc nhất châu Á.

Xin trân trọng cảm ơn ông./.

Giang Oanh (thực hiện)