• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Tết xa nhà vẫn đượm vị quê hương

(Chinhphu.vn) - Đối với các bạn du học sinh, đón Tết phương xa là một cảm giác rất đặc biệt, vừa nhớ nhà, nhớ những bữa cơm đoàn tụ, nhớ hương vị Tết quê hương nhưng cũng vừa háo hức bởi được tự mình chuẩn bị ngày Tết cổ truyền để giữ gìn những nét đẹp truyền thống của dân tộc và để giới thiệu với bạn bè quốc tế văn hóa Việt Nam.

01/02/2025 18:13
Tết xa nhà vẫn đượm vị quê hương- Ảnh 1.

Nguyễn Văn Kiệt-Sinh viên Khoa Quản trị Kinh doanh, Chi hội trưởng Chi hội sinh viên Việt Nam tại trường Đại học Dong-A (Busan, Hàn Quốc) (ngồi giữa, hàng đầu) cùng các bạn du học sinh Việt Nam vui đón Tết.

Những ngày đầu tiên của mùa xuân mới Ất Tỵ đã đến, dù không được ăn Tết ở quê nhà nhưng các bạn du học sinh vẫn cố gắng lưu giữ những nét đẹp truyền thống của Tết Việt. Nguyễn Văn Kiệt-Sinh viên Khoa Quản trị Kinh doanh, Chi hội trưởng Chi hội sinh viên Việt Nam tại trường Đại học Dong-A (Busan, Hàn Quốc) chia sẻ cảm xúc, trong thời khắc chuyển giao năm cũ sang năm mới, những du học sinh Việt Nam cùng nhau tụ họp các anh chị bạn bè đồng hương, bạn bè quốc tế quây quần bên nhau chuẩn bị các món ăn truyền thống, rồi cùng nhau thưởng thức bữa cơm Tết Việt, rôm rả kể cho nhau nghe những câu chuyện vui buồn năm qua và cùng ước nguyện cho một năm mới với nhiều thành công mới.

Nguyễn Văn Kiệt cũng cho biết, Hội sinh viên Việt Nam tại trường Đại học Dong-A như thường niên tổ chức chương trình "Mừng Xuân - Chào đón năm học mới", với ý nghĩa tạo không gian sum họp cho những bạn đón Tết xa nhà, giúp các bạn vơi đi nỗi nhớ nhà da diết và gắn kết cùng nhau giữ gìn nét đẹp truyền thống văn hóa Tết Việt như: Chúc Tết cho nhau, viết câu đối đỏ, cùng nhau ăn bánh chưng, giò, củ kiệu.... Đồng thời, cũng là dịp các sinh viên gác lại những bộn bề, vất vả năm cũ và chuẩn bị tinh thần tốt, năng lượng tích cực để chào đón năm học mới. Chương trình đã thu hút đông đảo các bạn sinh Việt Nam cũng như các bạn sinh viên quốc tế đang học tập tại trường.

Tuy nhiên, Kiệt cũng không khỏi chạnh lòng trước thềm năm mới, cảm giác nhớ nhung và mong mỏi được đoàn tụ cùng gia đình. Với Kiệt cũng như các du học sinh Việt Nam khác luôn trân trọng những giá trị truyền thống của gia đình và hình ảnh quê hương luôn trong tâm hồn mỗi người con xa xứ mỗi dịp Tết đến, Xuân về.

Tết xa nhà vẫn đượm vị quê hương- Ảnh 2.

Triệu Thu Thủy du học sinh ngành Thương mại Quốc tế ở trường Đại học Soongsil (Hàn Quốc).

Là sinh viên tốt nghiệp xuất sắc ngành Thương mại Quốc tế ở trường Đại học Soongsil (Hàn Quốc), Triệu Thu Thủy hiện đang là thông dịch viên Hàn-Việt tự do và làm sáng tạo nội dung trên mạng xã hội đã có đón 4 cái Tết ở Hàn Quốc.

« Đón Tết ở Hàn là một trải nghiệm vừa lạ lẫm vừa thú vị xen lẫn nỗi nhớ nhà. Em nhớ nhất những ngày giáp Tết không khí ở Việt Nam luôn nhộn nhịp, náo nức, nhìn mọi người sắm sửa hành lý về quê đón Tết lòng mình cảm thấy xốn xang, nhớ nhà khôn xiết. Mọi người thường nói « rời khỏi nhà là phong ba bão táp », hồi bé mình chỉ muốn lớn thật nhanh để được làm những điều mình thích, đi những nơi mình muốn, để được tự do khám phá thế giới muôn màu nhưng đi rồi mình mới thấy không đâu bằng nhà, không đâu bằng quê hương ruột thịt của mình. 

May mắn là bên Hàn Quốc cũng đón Tết Âm lịch giống với Tết của Việt Nam, tuy không tổ chức lớn như Tết Trung thu nhưng du học sinh cũng được nghỉ khoảng 4-5 ngày tuỳ từng năm. Thời gian này chúng em sẽ cùng nhau đi sắm sửa Tết, mua bánh chưng, mứt Tết, đồ ăn Việt Nam về nhà và cùng nhau đón khoảnh khắc giao thừa. Đó là niềm vui và là sự an ủi lớn nhất để chúng em động viên nhau trong dịp Tết xa nhà », Thủy chia sẻ.

Triệu Thu Thủy cho biết, những năm đầu mới sang Hàn Quốc, trong dịp Tết em vẫn đi làm thêm ở quán ăn. Dịp nghỉ Tết chủ quán sẽ tặng quà là đồ ăn hoặc là tiền lì xì cùng lời chúc mừng năm mới nên em cảm thấy rất ấm áp. Người dân Hàn Quốc đối với chúng em rất tình cảm và gần gũi nên khiến chúng em cũng vơi đi nỗi buồn xa quê hương.

Tết xa nhà vẫn đượm vị quê hương- Ảnh 3.

Anna tranh thủ quây quần cùng bạn bè nấu những món ăn Việt đón năm mới.

Với những du học sinh ở Úc, thời điểm Tết Nguyên đán các bạn vẫn phải đi học, đi làm toàn thời gian nên Tết cũng đơn giản hơn so với những bạn du học sinh ở nước khác. Anna là du học sinh người Việt mới tốt nghiệp chuyên ngành Dược, trường Đại học Griffith bang Queensland Úc. Cũng rất may mắn, Anna được nghỉ ngày mùng 1 Tết nên bạn có thời gian chuẩn bị và đón giao thừa.

Anna cho biết, các thành phố lớn như Melbourne, Sydney nơi có nhiều người Việt nói riêng và người châu Á nói chung sẽ có không khí Tết hơn so với các thành phố khác. Các bạn sinh viên chưa đi làm có nhiều thời gian rảnh cũng sẽ chuẩn bị Tết được nhiều hơn so với các bạn đi làm. Đây là năm đầu tiên Anna đón Tết ở Úc mặc dù đã ở Úc được 6 năm nhưng năm nào cố gắng trở về Việt Nam đón Tết.

Ann nhớ nhất ở Việt Nam, mỗi khi Tết đến, xuân về, mọi người lại rục rịch treo cờ đỏ rực rỡ từ nhà ra ngõ, từ ngõ ra phố. Là những bữa cơm đoàn viên cúng ông Công ông Táo, cúng giao thừa, cơm tất niên, tân niên. Là những ngày giáp Tết thong thả đi chợ hoa, « hít hà » không khí Tết cùng mẹ và bà. Là chọn lựa cây mai, đào hoặc quất mà mình ưng ý. Là dọn dẹp nhà cửa thật sạch sẽ tinh tươm. Mỗi người một tay một việc, trang hoàn đón Tết. Cảm giác rạo rực chờ thời khắc điểm 12:01 phút của năm mới rất linh thiêng. Lúc ấy phố phường chắc chắn đã đông nghẹt người vui ngắm pháo hoa hòa với tiếng cười nói "Chúc mừng năm mới"… 

"Đó những hình ảnh mà dù bạn có đi xa quê lâu đến mấy vẫn luôn ghi nhớ. Mình thích và nhớ tất cả những điều ấy về Tết cổ truyền tại Việt Nam", Anna xúc động nói.

Tết xa nhà vẫn đượm vị quê hương- Ảnh 4.

Annna thích và nhớ tất cả những điều ấy về Tết cổ truyền tại Việt Nam.

« Năm nay, tuy là ở Úc nhưng mình may mắn được nghỉ làm đúng ngày mùng 1 Âm lịch. Vì vậy đêm 30 Tết mình đã tranh thủ quây quần cùng bạn bè nấu những món ăn Việt, trò chuyện, đàn hát chờ đón năm mới. Ngày mùng 1 mình vẫn chuẩn bị những món ăn ngày Tết đầy đủ bánh chưng, giò lụa, thịt kho tàu, cơm chiên, để thưởng thức và cảm nhận được trọn vẹn hương vị Tết. Mình vẫn luôn cố gắng lưu giữ những giá trị truyền thống của Tết Việt, tạo không khí ấm cúng, vui vẻ và và gần gũi để vơi đi nỗi nhớ nhà. Đón Tết xa quê hương, nếu mình có những người bạn ở bên sẽ cảm thấy Tết không còn cô đơn », Anna chia sẻ.

Cũng giống tâm trạng như Anna, Thu Trang đang học Cao đẳng ngành Quản trị khách sạn tại Úc chia sẻ nỗi nhớ nhà da diết mỗi khi Tết cổ truyền của dân tộc đang đến gần. Thời gian này Trang vẫn phải đi học, đi làm thêm và chờ đến thời khắc giao thừa để gọi điện về chúc mừng năm mới bố mẹ và người thân. Với Trang, đón Tết ở xa quê thiếu thốn nhiều thứ nhưng bạn vẫn cố gắng chuẩn bị bánh kẹo, hoa quả để tiếp bạn bè. Trang cũng được tham gia bữa cơm tất niên với gia đình bạn thuê ở nên đầy đủ những món ăn Tết truyền thống như bánh Tét, giò chả… Điều đó cũng làm bạn vơi đi nỗi nhớ nhà.

Thu Trang cho biết, người dân Úc luôn tôn trọng văn hóa của những người nước ngoài, trong đó có văn hóa đón Tết cổ truyền của người Việt Nam, họ biết Trang là người Việt nên đều nói chúc mừng năm mới đến bạn trong dịp này. Thu Trang hy vọng, năm tới sẽ có cơ hội về đón Tết với gia đình để hưởng trọn vẹn Tết quê hương.

Diệp Anh