• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Thẩm quyền giao kết, chấm dứt hợp đồng lao động tại doanh nghiệp

(Chinhphu.vn) - Ngày 24/6/2024, chủ tịch công ty có quyết định thôi giữ chức vụ giám đốc đối với ông A và bổ nhiệm ông B giữ chức vụ giám đốc kiêm đại diện pháp luật của công ty TNHH 1 thành viên có mô hình chủ tịch, giám đốc. Ngày 27/6/2024, công ty thay đổi người đại diện theo pháp luật là ông B.

07/01/2025 14:20

Bà Hồ Thị Quỳnh Như (Bà Rịa – Vũng Tàu) hỏi, trong trường hợp nêu trên ai có thẩm quyền ký thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động với ông A? Ai có thẩm quyền ký hợp đồng lao động mới với ông B?

Về vấn đề này, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trả lời như sau:

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 18 Bộ luật Lao động thì người có thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động bên phía doanh nghiệp (người sử dụng lao động) là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật.

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 45 Bộ luật Lao động thì người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho người lao động về việc chấm dứt hợp đồng lao động khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định của Bộ luật này (trừ trường hợp quy định tại các Khoản 4, 5, 6, 7 và 8 Điều 34 Bộ luật này); 

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 Bộ luật Lao động thì người sử dụng lao động là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng người lao động làm việc cho mình.

Căn cứ các quy định nêu trên thì người có thẩm quyền giao kết và chấm dứt hợp đồng lao động bên phía doanh nghiệp là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền. 

Do câu hỏi không nêu rõ về tình huống người đại diện pháp luật, chế độ làm việc của ông A, ông B (bổ nhiệm hay giao kết hợp đồng lao động) và loại hình doanh nghiệp nên Bộ không có đủ căn cứ để trả lời. Đề nghị bà Hồ Thị Quỳnh Như căn cứ các quy định nêu trên và tình huống cụ thể của doanh nghiệp để xác định người có thẩm quyền giao kết, chấm dứt hợp đồng lao động đúng quy định, trường hợp cần thiết có thể liên hệ với cơ quan lao động tại địa phương để được hướng dẫn chi tiết.

Chinhphu.vn