Tải ứng dụng:
BÁO ĐIỆN TỬ CHÍNH PHỦ
(Chinhphu.vn) – Bà Nguyễn Thị Thảo Phương (Hải Dương) là cháu ruột liệt sĩ, đang hưởng chế độ thờ cúng liệt sĩ. Gia đình bà biết thông tin mộ liệt sĩ đang nằm tại Nghĩa trang liệt sĩ đường 9 nên đã làm đơn đề nghị được thăm viếng mộ liệt sĩ.
(Chinhphu.vn) - Gửi ý kiến đến Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV, cử tri tỉnh Nam Định đề nghị Chính phủ xem xét mở rộng đối tượng hỗ trợ cho thân nhân liệt sĩ khi thăm viếng và di chuyển hài cốt liệt sĩ.
(Chinhphu.vn) - Vừa qua, gia đình ông Phan Trọng Nguyên (Nghệ An) đi thăm mộ liệt sĩ tại nghĩa trang liệt sĩ tỉnh Kiên Giang. Ban quản lý nghĩa trang xác nhận có 3 người vào thăm viếng. Nhưng Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội tại địa phương chỉ thanh toán chế độ cho 1 người. Ông Nguyên hỏi, như vậy có đúng không?
(Chinhphu.vn) - Việc xác định hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin được thực hiện bằng 2 phương pháp: Phương pháp giám định ADN và phương pháp thực chứng. Trường hợp hài cốt liệt sĩ chôn cất lâu năm, đã bị phân hủy, không thể phân tích ADN thì có thể sử dụng phương pháp chứng thực để xác định danh tính hài cốt liệt sĩ.
(Chinhphu.vn) - Ông Trịnh Đình Chiến (tỉnh Thanh Hóa) có người bác ruột là liệt sĩ, hiện ông nội của ông Chiến đã chết và bà của ông đã già yếu. Vừa qua, hai bác và bố ông đi thăm viếng mộ liệt sĩ. Vậy, gia đình ông có được hỗ trợ kinh phí thăm viếng mộ liệt sĩ không?
(Chinhphu.vn) – Ông Hoàng Văn Liên thắc mắc: Anh ruột tôi là liệt sĩ, đã có vợ, nhưng vợ đã chết năm 2007, không có con. Mẹ đẻ tôi năm nay đã 95 tuổi, không đủ sức khỏe để đi thăm viếng mộ liệt sĩ. Vậy anh, em ruột tôi đi thăm viếng mộ liệt sĩ thì có được hỗ trợ kinh phí không?
(Chinhphu.vn) – Vừa qua 3 anh em ông Lê Đức Anh Tuấn (Thanh Hóa) đi thăm viếng mộ người anh ruột là liệt sĩ. Khi làm thủ tục thanh toán, tuy đã có giấy tờ hợp lệ theo quy định, nhưng Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa chỉ thanh toán tiền đi lại và tiền ăn cho 1 người. Việc thanh toán như vậy đúng hay sai?