• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Có thể chứng thực để xác định danh tính hài cốt liệt sĩ

(Chinhphu.vn) - Việc xác định hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin được thực hiện bằng 2 phương pháp: Phương pháp giám định ADN và phương pháp thực chứng. Trường hợp hài cốt liệt sĩ chôn cất lâu năm, đã bị phân hủy, không thể phân tích ADN thì có thể sử dụng phương pháp chứng thực để xác định danh tính hài cốt liệt sĩ.

20/06/2017 07:20

Bố đẻ bà Nguyễn Thị Liên (Thái Bình) là liệt sĩ Nguyễn Khắc Thâm, quê quán tại Thái Học, Thái Thụy, Thái Bình. Nhập ngũ tháng 4/1962, thuộc E6-F5, hy sinh tháng 2/1971 tại suối đá Phumsăng, an táng vào nghĩa trang liệt sĩ Bình Long, Bình Phước.

Bà Liên đã xin lấy mẫu thử ADN, vì xương đã bị phân hủy nên không xét nghiệm ADN được. Bà Liên hỏi, làm thế nào để trả lại danh tính cho các liệt sĩ khi xương cốt của họ đã bị phân hủy hết? Có được hỗ trợ kinh phí khi đi thăm viếng những ngôi mộ này không?

Về vấn đề này, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trả lời như sau:

Ngày 14/1/2013, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 150/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án xác định hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin, trong đó quy định việc xác định hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin được thực hiện bằng hai phương pháp: Phương pháp giám định ADN và phương pháp thực chứng. Trường hợp hài cốt liệt sĩ chôn cất lâu năm, đã bị phân hủy, không thể phân tích ADN thì có thể sử dụng phương pháp chứng thực để xác định danh tính hài cốt liệt sĩ.

Về việc hỗ trợ kinh phí khi đi thăm viếng mộ liệt sĩ: Tại khoản 1, Điều 64 Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 9/4/2013 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi Người có công với cách mạng quy định:

"1. Thân nhân liệt sĩ hoặc người thờ cúng liệt sĩ được hỗ trợ khi thăm viếng mộ liệt sĩ trong nước đối với các trường hợp sau:

a) Mộ liệt sĩ có đầy đủ thông tin đang an táng tại nghĩa trang liệt sĩ;

b) Trường hợp liệt sĩ chưa xác định được mộ cụ thể trong nghĩa trang liệt sĩ nhưng có tên trong danh sách quản lý của nghĩa trang;

c) Liệt sĩ có thông tin của địa phương nơi hy sinh ghi trong giấy báo tử hoặc theo thông báo của cơ quan có thẩm quyền cấp giấy báo tử."

Nếu gia đình bà Liên thuộc một trong ba trường hợp trên thì sẽ được hỗ trợ kinh phí khi đi thăm viếng mộ liệt sĩ.

Chinhphu.vn