• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Thành lập Trường ĐH Luật thuộc ĐH Quốc gia Hà Nội

(Chinhphu.vn) - Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam vừa ký Quyết định số 1124/QĐ-TTg ngày 23/9/2022 thành lập Trường Đại học Luật là trường đại học thành viên của Đại học Quốc gia Hà Nội trên cơ sở Khoa Luật trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội.

23/09/2022 17:50
Thành lập Trường ĐH Luật thuộc ĐH Quốc gia Hà Nội - Ảnh 1.

Thành lập Trường Đại học Luật là trường đại học thành viên của Đại học Quốc gia Hà Nội.

Trường Đại học Luật có trụ sở chính tại thành phố Hà Nội.

Trường Đại học Luật là cơ sở giáo dục đại học công lập thành viên của Đại học Quốc gia Hà Nội; thực hiện tự chủ theo quy định của pháp luật; có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng; chịu sự quản lý trực tiếp của Đại học Quốc gia Hà Nội, quản lý Nhà nước về giáo dục đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo và quản lý theo lãnh thổ của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội.

Trường Đại học Luật hoạt động theo quy định của Luật Giáo dục đại học và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học; Nghị định số 186/2013/NĐ-CP ngày 17/11/2013 của Chính phủ về Đại học quốc gia; Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày 21/4/2017 của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục; Nghị định số 135/2018/NĐ-CP ngày 04/10/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày 21/4/2017 của Chính phủ; Quyết định số 26/2014/QĐ-TTg ngày 26/3/2014 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Đại học quốc gia và các cơ sở giáo dục đại học thành viên và các quy định khác của pháp luật. 

* Khoa Luật trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội là trung tâm đào tạo, nghiên cứu luật uy tín và có truyền thống của đất nước với hơn 40 năm hình thành và phát triển. Ngày 30 tháng 7 năm 1976, Bộ trưởng Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp ban hành Quyết định số 1087 thành lập Khoa Pháp lý thuộc Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội - cơ sở đào tạo cử nhân luật đầu tiên của nước Việt Nam thống nhất, tiền thân của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội hiện nay.

Trong suốt lịch sử phát triển, cùng với những chuyển biến của đất nước, Khoa đã có những lần thay đổi về tên gọi, địa vị pháp lý. Năm 1979, thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, Khoa đã hợp nhất với Trường Cao đẳng pháp lý thuộc Ủy ban Pháp chế của Chính phủ để hình thành nên Trường Đại học Pháp lý Hà Nội (nay là Trường Đại học Luật Hà Nội). Năm 1986, Khoa được tái lập trở lại thành đơn vị thuộc Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Tháng 9 năm 1995, thực hiện chủ trương sắp xếp các đơn vị trong Đại học Quốc gia Hà Nội, Khoa Luật trở thành đơn vị thuộc Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn. Ngày 07 tháng 3 năm 2000, Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội quyết định nâng cấp Khoa Luật từ khoa thuộc Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn trở thành Khoa trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội.

Bằng nỗ lực bền bỉ, lao động sáng tạo của nhiều thế hệ cán bộ, giảng viên, sinh viên, Khoa Luật luôn được biết đến là một trong những trung tâm đào tạo, nghiên cứu luật uy tín hàng đầu của đất nước, địa chỉ tin cậy trong đào tạo nguồn nhân lực pháp luật chất lượng cao và là nơi hội tụ nhiều chuyên gia, nhà khoa học tâm huyết, khai phóng với mục tiêu đưa Khoa trở thành trường đại học định hướng nghiên cứu về luật học ngang tầm khu vực, hội nhập quốc tế. 

Vũ Phương Nhi