• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Thanh toán lương trường hợp bị sa thải

(Chinhphu.vn) – Ông Phạm Ngọc Minh (Ninh Thuận) làm bảo vệ cho một công ty dịch vụ bảo vệ, có ký hợp đồng lao động. Ông đã tự ý bỏ việc quá 5 ngày trong tháng nên đến ngày nhận lương công ty không giải quyết lương cho ông. Ông hỏi, ông cần làm gì để nhận lương 17 ngày công mà công ty của ông đang giữ?

23/03/2018 11:02
Về vấn đề này, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Ninh Thuận trả lời như sau:

Theo thông tin ông Phạm Ngọc Minh cung cấp, ông tự ý bỏ việc quá 5 ngày trong tháng, tuy nhiên không nêu rõ công ty có quyết định sa thải với ông hay không. Nếu có quyết định sa thải thì áp dụng theo Khoản 3, Điều 126 Bộ luật Lao động 2012:

“Hình thức kỷ luật sa thải được người sử dụng lao động áp dụng trong những trường hợp sau đây:…

3. Người lao động tự ý bỏ việc 5 ngày cộng dồn trong 1 tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong 1 năm mà không có lý do chính đáng.

Các trường hợp được coi là có lý do chính đáng bao gồm: Thiên tai, hoả hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và các trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động”.

Điều 47 Bộ luật Lao động 2012 quy định, trong trường hợp người lao động bị sa thải, doanh nghiệp phải thực hiện các nghĩa vụ sau:

“1. Ít nhất 15 ngày trước ngày hợp đồng lao động xác định thời hạn hết hạn, người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho người lao động biết thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động.

2. Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không quá 30 ngày.

3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ BHXH và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động.

4. Trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị chấm dứt hoạt động, bị giải thể, phá sản thì tiền lương, trợ cấp thôi việc, BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp và các quyền lợi khác của người lao động theo thoả ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết được ưu tiên thanh toán”.

Ông Phạm Ngọc Minh có thể làm đơn khiếu nại lần đầu gửi đến công ty để yêu cầu thực hiện thanh toán lương những ngày đã làm việc trước khi bị sa thải.

Trường hợp công ty không giải quyết đơn khiếu nại theo luật định, ông Minh có thể làm đơn khiếu nại gửi đến Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội để xử lý theo quy định hiện hành.

Chinhphu.vn