• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Thay đổi hành vi người tiêu dùng để động vật hoang dã không tuyệt chủng

(Chinhphu.vn) - Nhu cầu cao trong sử dụng động vật hoang dã để làm thuốc theo y học cổ truyền, làm thú cưng, thực phẩm xa xỉ, quà tặng và các sản phẩm tiêu dùng khác... đã làm gia tăng nạn săn bắn trái pháp luật cũng như việc nhập khẩu các loài hoang dã từ các quốc gia khác.

27/09/2023 20:21
Thay đổi hành vi người tiêu dùng để động vật hoang dã không tuyệt chủng - Ảnh 1.

Ra mắt bộ hình ảnh truyền thông giảm nhu cầu tiêu thụ động vật hoang dã trái pháp luật. Ảnh: VGP/HM

Để giúp Việt Nam kiểm soát và ngăn chặn tình trạng buôn bán động vật hoang dã trái phép ngày càng gia tăng và có thể dẫn tới sự tuyệt chủng, Dự án Bảo vệ động vật hoang dã nguy cấp do Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ đã hỗ trợ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn gây tác động và thay đổi hành vi người tiêu dùng, nhằm hướng tới giảm thiểu nhu cầu sử dụng các sản phẩm từ động vật hoang dã trái pháp luật.

Năm 2022, Dự án đã thực hiện khảo sát người tiêu dùng để xác định các nhóm người dùng mục tiêu, tìm hiểu nhận thức, thái độ và hành vi của người tiêu dùng, nhằm đề xuất các giải pháp thay đổi hành vi, như thông qua các thông điệp và hình ảnh truyền thông phù hợp.

Theo khảo sát, người tiêu dùng vẫn tiếp diễn các hành vi mua bán đối với các sản phẩm từ động vật hoang dã trái pháp luật, bao gồm tê giác, voi, tê tê, rùa cạn và rùa nước ngọt.

Nhóm người tiêu dùng được xác định gồm các thầy thuốc trong lĩnh vực y học cổ truyền, khách du lịch trong nước và quốc tế, người dùng nam và nữ nói chung.

Trong nỗ lực giảm cầu các sản phẩm từ động vật hoang dã trái pháp luật ở Việt Nam, Dự án Bảo vệ động vật hoang dã nguy cấp đã giới thiệu bộ thông điệp và hình ảnh sáng tạo hướng tới thay đổi hành vi người tiêu dùng.

Các tài liệu truyền thông này được thiết kế nhằm hướng tới các nhóm người dùng mục tiêu cụ thể, dựa trên các bằng chứng về tình trạng tiêu dùng trong nước và các thông tin thu thập được từ khảo sát của Traffic năm 2022 trong khuôn khổ dự án.

Năm bộ thông điệp và hình ảnh đã được xây dựng dựa trên các yếu tố về văn hóa địa phương, đã được lấy ý kiến thí điểm với đối tượng khán giả trong nước, tác động tới các động cơ tiêu thụ sản phẩm từ động vật hoang dã trái pháp luật và thúc đẩy vận động xã hội với đối tượng trẻ em và các cơ quan nhà nước.

Các hình ảnh và thông điệp của dự án sẽ được lan tỏa qua mạng xã hội, truyền thông tới các nhóm đối tượng mục tiêu qua trưng bày ngoài trời tại các điểm có mật độ lưu lượng giao thông cao, các sự kiện tương tác và các sáng kiến kết hợp với các đối tác, bao gồm các sở, ban, ngành, cơ quan, tổ chức và Hiệp hội Du lịch...

HM