• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Thay đổi thành viên Ban Quản lý Quỹ Đền ơn đáp nghĩa Trung ương

(Chinhphu.vn) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 890/QĐ-TTg ngày 25/7/2023 thay đổi thành viên Ban Quản lý Quỹ Đền ơn đáp nghĩa Trung ương.

25/07/2023 16:52

Cụ thể, ông Hoàng Công Thủy, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó Trưởng ban, thay bà Trương Thị Ngọc Ánh.

Bà Tôn Ngọc Hạnh, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, thành viên, thay bà Trần Thị Hương.

Ông Phạm Hồng Hương, Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam, thành viên, thay ông Khuất Việt Dũng.

* Ngày 28/4/2006, Chính phủ ban hành Nghị định số 45/2006/NĐ-CP về việc ban hành Điều lệ quản lý và sử dụng Quỹ Đền ơn đáp nghĩa.

Theo quy định, Quỹ Đền ơn đáp nghĩa được xây dựng bằng sự đóng góp tự nguyện theo trách nhiệm và tình cảm của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong nước và ngoài nước để cùng nhà nước chăm sóc người có công với cách mạng.

 Quỹ Đền ơn đáp nghĩa được thành lập ở các cấp sau:

1- Quỹ Đền ơn đáp nghĩa trung ương.

2- Quỹ Đền ơn đáp nghĩa ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là Quỹ Đền ơn đáp nghĩa cấp tỉnh).

3- Quỹ Đền ơn đáp nghĩa ở huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (gọi chung là Quỹ Đền ơn đáp nghĩa cấp huyện).

4- Quỹ Đền ơn đáp nghĩa ở xã, phường, thị trấn (gọi chung là Quỹ Đền ơn đáp nghĩa cấp xã).

Quỹ Đền ơn đáp nghĩa được sử dụng để: Tu bổ nghĩa trang, đài tưởng niệm, xây dựng nhà bia ghi tên liệt sĩ; hỗ trợ để xây dựng và sửa chữa nhà ở đối với người có công với cách mạng hoặc thân nhân của họ; thăm hỏi, hỗ trợ người có công với cách mạng hoặc thân nhân của họ khi ốm đau, khám, chữa bệnh và khi qua đời mà gia đình gặp khó khăn; giúp đỡ người có công với cách mạng hoặc thân nhân của họ khi gặp khó khăn trong đời sống…

Ban Quản lý quỹ Đền ơn đáp nghĩa ở từng cấp có nhiệm vụ: Chỉ đạo việc vận động xây dựng, quản lý và sử dụng Quỹ Đền ơn đáp nghĩa; kiểm tra các hoạt động của Quỹ Đền ơn đáp nghĩa thuộc cấp mình quản lý; bảo đảm thu, chi đúng quy định, chấp hành đúng chế độ kế toán, tài chính hiện hành.

Hàng năm lập dự toán và quyết toán thu, chi Quỹ Đền ơn đáp nghĩa gửi Ban Quản lý quỹ Đền ơn đáp nghĩa cấp trên, Ủy ban nhân dân và cơ quan tài chính cùng cấp. Ban Quản lý Quỹ Đền ơn đáp nghĩa trung ương lập dự toán và quyết toán thu, chi gửi Thủ tướng Chính phủ và Bộ Tài chính; tổ chức kế toán và báo cáo quyết toán thu, chi Quỹ Đền ơn đáp nghĩa đúng chế độ kế toán, tài chính hiện hành; đề nghị khen thưởng các đơn vị và cá nhân có thành tích; kiến nghị xử lý những trường hợp vi phạm…

Vũ Phương Nhi