• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Thấy gì từ bức tranh thương mại toàn cầu nửa đầu năm 2025

(Chinhphu.vn) - Theo Báo cáo cập nhật Thương mại toàn cầu mới nhất do Cơ quan Thương mại và Phát triển Liên Hợp Quốc (UNCTAD) công bố ngày 8/7, thương mại toàn cầu ước tính đã tăng 300 tỷ USD trong nửa đầu năm 2025, bất chấp đà tăng trưởng chậm lại.

09/07/2025 16:00
Thấy gì từ bức tranh thương mại toàn cầu nửa đầu năm 2025- Ảnh 1.

Tăng trưởng giá trị thương mại hàng hóa và dịch vụ theo năm và theo quý, quý I giai đoạn 2019–2025 - Nguồn: UNCTAD

UNCTAD chỉ rõ thương mại toàn cầu tăng khoảng 1,5% trong quý I và được dự báo tăng lên 2% trong quý tiếp theo. Thương mại dịch vụ tiếp tục là động lực chính của tăng trưởng toàn cầu, với mức tăng 9% trong 4 quý gần đây.

Giá cả tăng đã đẩy giá trị thương mại toàn cầu đi lên, dù khối lượng chỉ tăng 1%. Giá hàng hóa nhích nhẹ trong quý I và có thể tiếp tục xu hướng này trong quý II.

Các nền kinh tế phát triển giành vị trí dẫn đầu trong tăng trưởng thương mại

Các nền kinh tế phát triển đã vượt qua các nước đang phát triển trong quý I/2025, đảo ngược xu hướng gần đây vốn nghiêng về các quốc gia thuộc Nam bán cầu. Động lực chính đến từ mức tăng 14% trong nhập khẩu của Hoa Kỳ và 6% trong xuất khẩu của Liên minh châu Âu (EU).

Ngược lại, các nền kinh tế đang phát triển ghi nhận mức giảm 2% trong nhập khẩu. Thương mại Nam – Nam nhìn chung trì trệ, dù châu Phi là ngoại lệ với xuất khẩu tăng 5% và thương mại nội khối tăng 16% so với cùng kỳ năm trước.

Tình trạng mất cân bằng thương mại đã trở nên nghiêm trọng hơn trong 4 quý gần đây, Hoa Kỳ ghi nhận mức thâm hụt lớn hơn, trong khi Trung Quốc và EU ghi nhận mức thặng dư ngày càng tăng.

Chênh lệch thương mại song phương cũng nới rộng giữa Hoa Kỳ và các đối tác chính, bao gồm Trung Quốc (thâm hụt hàng năm 360 tỷ USD), EU (276 tỷ USD)...

Triển vọng không chắc chắn

Báo cáo cảnh báo rằng thương mại toàn cầu đang đối mặt với những trở lực ngày càng gia tăng trong nửa cuối năm 2025, trong bối cảnh bất ổn chính sách kéo dài, căng thẳng địa chính trị và các dấu hiệu tăng trưởng toàn cầu chậm lại.

Các mức thuế mới của Hoa Kỳ – bao gồm thuế cơ bản 10% và thuế bổ sung đối với thép và nhôm – đã làm gia tăng nguy cơ phân mảnh thương mại toàn cầu. 

Trợ cấp nội địa và các chính sách công nghiệp thiên về tự lực được dự báo sẽ gia tăng, nhất là trong các lĩnh vực chiến lược và công nghệ cao. Những chính sách này có thể gây gián đoạn các chuỗi sản xuất tích hợp sâu, khi rủi ro tại một khâu dễ lan sang toàn hệ thống.

Tuy nhiên, chỉ số vận tải hàng hóa đã phục hồi từ mức thấp hồi đầu năm 2025, hội nhập khu vực đang được củng cố và thương mại dịch vụ có thể sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ.

UNCTAD cho biết khả năng duy trì sức chống chịu trong nửa cuối năm 2025 sẽ phụ thuộc vào "sự rõ ràng trong chính sách, các diễn biến địa kinh tế và khả năng thích ứng của chuỗi cung ứng".

Năm 2024, thương mại toàn cầu ghi nhận đạt mức kỷ lục 33.000 tỷ USD, tăng 3,7% (1,2 nghìn tỷ USD)./.