• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Thay thế xử lý hình sự đối với người chưa thành niên, nên hay không nên?

(Chinhphu.vn) - Dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi) đã đề xuất bổ sung các biện pháp thay thế xử lý hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội. Về vấn đề này, hiện đang có 2 luồng ý kiến trái chiều.

28/07/2015 14:48

Bộ luật Hình sự (BLHS) hiện hành không quy định các biện pháp thay thế xử lý hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội mà chỉ quy định miễn trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội ít nghiêm trọng hoặc tội nghiêm trọng, gây hại không lớn, có nhiều tình tiết giảm nhẹ và được gia đình, cơ quan, tổ chức nhận giám sát, giáo dục (khoản 2 Điều 69).

Dự thảo BLHS (sửa đổi) đã đề xuất bổ sung các biện pháp thay thế xử lý hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội cụ thể là: Khiển trách (Điều 91); hòa giải tại cộng đồng (Điều 92); giám sát, giáo dục tại gia đình hoặc giám sát, giáo dục của cơ quan, tổ chức (Điều 93).

Về vấn đề này hiện có hai loại ý kiến. Loại ý kiến thứ nhất cho rằng, việc bổ sung quy định về biện pháp thay thế xử lý hình sự như trong dự thảo BLHS (sửa đổi) là cần thiết để tiếp tục thực hiện chủ trương nhân đạo hóa, tăng tính hướng thiện trong chính sách xử lý hình sự theo tinh thần Nghị quyết 49 của Bộ Chính trị về cải cách tư pháp, nhất là đối với đối tượng cần bảo vệ đặc biệt là người chưa thành niên theo hướng hạn chế khả năng đưa người chưa thành niên vào vòng quay tố tụng. Việc bổ sung các quy định này nhằm khắc phục bất cập của quy định hiện hành, góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục tại cộng đồng đối với người chưa thành niên vi phạm pháp luật.

Loại ý kiến thứ hai đề nghị giữ nguyên như quy định hiện hành (tại khoản 2 Điều 69), đồng thời cụ thể hóa các điều kiện để được miễn trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên, giúp các cơ quan tố tụng có cơ sở pháp lý đầy đủ, rõ ràng để áp dụng trên thực tế.

Mời bạn đọc xem toàn văn dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi) và cho biết ý kiến của mình về vấn đề này tại đây.