Tải ứng dụng:
BÁO ĐIỆN TỬ CHÍNH PHỦ
(Chinhphu.vn) - Sáng 26/10, phát biểu tại phiên thảo luận tổ của các đại biểu Quốc hội về kinh tế-xã hội năm 2024, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh về hai vấn đề, đó là đổi mới thể chế và phân cấp, phân quyền.
(Chinhphu.vn) – Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký văn bản số 301/TTg-PL ngày 6/4/2022 yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương nâng cao hơn nữa chất lượng công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế, pháp luật. Bộ trưởng, Chủ tịch UBND tỉnh phải trực tiếp lãnh đạo và chịu trách nhiệm về công tác xây dựng pháp luật.
(Chinhphu.vn) – Phát biểu chỉ đạo Hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác tư pháp, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, môi trường pháp lý phải hỗ trợ và thúc đẩy sự phát triển, lấy con người là trung tâm, là chủ thể trong xây dựng và thực thi pháp luật. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ rất khuyến khích các bộ, ngành, địa phương mạnh dạn đưa ra các đề xuất về hoàn thiện thể chế, chính sách. Đồng thời, đẩy mạnh phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, lợi ích nhóm ngay từ khi xây dựng thể chế, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích của nhân dân lên trên hết, trước hết.
(Chinhphu.vn) - Đổi mới mạnh mẽ hơn nữa tư duy trong xây dựng thể chế, pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật, trong đó cần: Xác định rõ trách nhiệm của các chủ thể trong quy trình xây dựng pháp luật; đánh giá toàn diện kết quả thể chế hóa các chủ trương, đường lối của Đảng; chú trọng lấy ý kiến của các đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của pháp luật; đối với các vấn đề lớn, phức tạp cần kịp thời xin ý kiến chỉ đạo của các cấp có thẩm quyền.
(Chinhphu.vn) - Sáng ngày 16/9, Chính phủ tổ chức Hội nghị toàn quốc về công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị.
(Chinhphu.vn) - Ngày 29/6, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 6/2021 với nhiều quyết định quan trọng, mang tính đột phá. Theo đó, Chính phủ tập trung rà soát, xem xét việc xây dựng, hoàn thiện và thực thi pháp luật gắn với trách nhiệm của người đứng đầu của các bộ, cơ quan nhằm khẩn trương tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách, phục vụ người dân và doanh nghiệp tốt hơn. Đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Chính phủ.
(Chinhphu.vn) – Chính phủ, Thủ tướng đã nhiều lần nhấn mạnh quan điểm thể chế, pháp luật cần thể hiện sâu sắc tinh thần đổi mới và thực tiễn cũng đang đòi hỏi từng cán bộ làm công tác thể chế cần đổi mới mạnh mẽ hơn nữa tư duy quản lý, tránh tình trạng tư duy 0.4, cán bộ 0.4 trong bối cảnh cách mạng 4.0.
(Chinhphu.vn) – Chiều 8/3, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chính phủ họp phiên chuyên đề về xây dựng pháp luật.
(Chinhphu.vn) – Tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khoá XIV, cử tri tỉnh Bắc Kạn đề nghị nghiên cứu, xem xét luật hoá Nghị định 59/2012/NĐ-CP, trong đó quy định rõ trách nhiệm của cơ quan, trách nhiệm của người đứng đầu, của cán bộ chuyên trách trong việc theo dõi tình hình thi hành pháp luật.
(Chinhphu.vn) - Phát biểu tại phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật hôm nay, 22/8, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: Yêu cầu mà Chính phủ đặt ra là kịp thời tháo gỡ mọi rào cản, mọi khó khăn, để tạo điều kiện cho sản xuất kinh doanh và đời sống của người dân. Các bộ cần cầu thị, lắng nghe ý kiến của người dân, doanh nghiệp để có vướng mắc là sửa ngay, không chờ đợi.
(Chinhphu.vn) – “Tất nhiên liêm chính, kiến tạo họ cũng rất mong muốn, nhưng trước hết phải là hành động. Anh nào chưa có lửa trong lòng mình, trong ngành mình thì hãy nhóm lên”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói với các thành viên Chính phủ.
(Chinhphu.vn) - Bảng xếp hạng “Chỉ số sáng tạo toàn cầu” 2017 ghi nhận sự thăng hạng vượt bậc của Việt Nam. Theo đó, Việt Nam đạt 38,34 điểm; xếp hạng 47/127 nước. Như vậy, chỉ trong 1 năm, chỉ số của Việt Nam tăng 12 bậc (năm 2016 xếp hạng 59/128 nước).
(Chinhphu.vn) – Theo ông Trương Đình Tuyển, nguyên Bộ trưởng Thương mại, thành viên Hội đồng Quốc gia về Phát triển bền vững và Nâng cao năng lực cạnh tranh, vấn đề hoàn thiện thể chế có ý nghĩa quan trọng, cấp bách, tốc độ và trình độ phát triển của một lĩnh vực, một quốc gia chủ yếu là do thể chế quyết định.
(Chinhphu.vn) – Trên cơ sở quán triệt thật sâu sắc Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng, kế thừa, bổ sung phát triển Nghị quyết Trung ương 6 khoá X, sẽ ban hành một nghị quyết mới của Trung ương để lãnh đạo, chỉ đạo việc tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa từ nay đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
(Chinhphu.vn) - Chiều 13/4, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình và Đoàn công tác của Chính phủ đã làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Quảng Ninh về Đề án xây dựng Đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt Vân Đồn.
(Chinhphu.vn) - Hiện thực hóa quyết tâm của Chính phủ, Thủ tướng Chỉnh phủ về xây dựng Chính phủ kiến tạo phát triển, liêm chính, hành động quyết liệt phục vụ Nhân dân, Văn phòng Chính phủ xây dựng và đưa vào hoạt động Hệ thống tiếp nhận, trả lời phản ánh, kiến nghị của người dân tại địa chỉ http://nguoidan.chinhphu.vn
(Chinhphu.vn) – “Tổ công tác của Thủ tướng mời 11 Bộ, ngành, nhưng phần lớn lãnh đạo Bộ vắng mặt, chứng tỏ Bộ ít quan tâm xây dựng thể chế”, Tổ trưởng Tổ công tác của Thủ tướng nêu rõ.
(Chinhphu.vn) - Còn nhớ sau khi được Quốc hội phê chuẩn, khi được hỏi rằng điều gì làm ông “lo lắng nhất” trong thời điểm hiện tại, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh khẳng định đó là “xây dựng thể chế”.
(Chinhphu.vn) - “Tôi nói nôm na là không được cài cắm vào luật những nội dung không vì lợi ích chung mà để phục vụ lợi ích riêng của ngành mình hay của một nhóm người nào đó” - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Hội nghị toàn quốc triển khai công tác năm 2017 của Bộ Tư pháp.
(Chinhphu.vn) – Đây là chỉ đạo của Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình, Trưởng Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính của Chính phủ tại hội nghị tổng kết công tác năm 2016, triến khai nhiệm vụ 2017 của Ban Chỉ đạo tổ chức sáng 7/12.
(Chinhphu.vn) - Thủ tướng đề nghị cần phải tiến hành tổng kết công tác cải cách hành chính một cách thực chất, “làm sao đánh giá tình hình và giải pháp sát với thực tiễn, không hình thức”, “chứ nói chung chung quá thì không vận dụng được”…
(Chinhphu.vn) - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định xây dựng thể chế là công việc rất quan trọng, là khâu đột phá mà Đảng, Nhà nước đã xác định, kìm hãm hay phát triển chính là do thể chế, do vậy cần phải dành nhiều thời gian hơn nữa cho công tác xây dựng thể chế.
(Chinhphu.vn) – Ngay sau khi nhậm chức, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã thể hiện sự quan tâm đặc biệt tới yêu cầu tháo gỡ mọi rào cản về thể chế…
(Chinhphu.vn) – Trong phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2015 diễn ra trong ngày 1/4, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng không chỉ nêu rõ các “địa chỉ” có nguy cơ nảy sinh tham nhũng lớn mà còn yêu cầu các Bộ trưởng phải chủ động việc rà soát hoàn thiện, cải cách thể chế để chủ động phòng chống tham nhũng.