• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Thế nào là nguồn thu từ hoạt động dịch vụ sự nghiệp công?

(Chinhphu.vn) – Đối với đơn vị sự nghiệp công lập, nguồn ngân sách Nhà nước đặt hàng cung cấp dịch vụ sự nghiệp công là nguồn thu từ hoạt động dịch vụ sự nghiệp công của đơn vị sự nghiệp công lập.

04/05/2017 07:20

Bà Nguyễn Thùy Lâm (tỉnh Hải Dương) làm việc tại một đơn vị sự nghiệp công lập, được giao quyền tự chủ về tài chính, không phải đơn vị quản lý theo ngành, nhưng vẫn trực thuộc Sở Công Thương.

Hàng năm, Sở ký hợp đồng với đơn vị của bà, chuyển kinh phí để thực hiện một số nhiệm vụ xúc tiến thương mại, tổ chức hội chợ xúc tiến thương mại, quảng bá các sản phẩm cho tỉnh.

Đối với kinh phí được chuyển nêu trên đơn vị bà không có nội dung kinh phí quản lý riêng, cán bộ nhân viên trong đơn vị chỉ được nhận chế độ công tác phí khi đi công tác theo định mức của Nhà nước.

Bà Lâm hỏi, nguồn kinh phí này có được hạch toán là nguồn kinh phí theo đơn đặt hàng Nhà nước không? Trên thực tế, đơn vị bà nhận số kinh phí này và chi hết, vậy có phải xác định số thu theo đơn đặt hàng của Nhà nước không? Chứng từ thanh toán chuyển về Sở Công Thương quyết toán hay để lại đơn vị? Sở Công Thương có được ký hợp đồng thuê đơn vị của bà mua sắm tài sản để phục vụ nhiệm vụ xúc tiến thương mại không? Nếu Sở Công Thương làm văn bản giao nhiệm vụ cho đơn vị là đơn vị cấp dưới thực hiện mua sắm và quản lý tài sản thì có được không?

Về vấn đề này, Bộ Tài chính có ý kiến như sau:

Tại Quyết định số 39/2008/QĐ-TTg ngày 14/3/2008 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế đấu thầu, đặt hàng, giao nhiệm vụ cung cấp dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách Nhà nước quy định:

"Đặt hàng dịch vụ sự nghiệp công" là việc cơ quan Nhà nước chỉ định nhà cung cấp dịch vụ sự nghiệp cho nhân dân và cộng đồng xã hội, đáp ứng yêu cầu về số lượng, chất lượng, đơn giá, thời gian thực hiện các dịch vụ sự nghiệp công.

Căn cứ đặt hàng:

- Quyết định của người có thẩm quyền quyết định đặt hàng đối với dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách Nhà nước.

- Đơn giá, hoặc giá của dịch vụ công cung cấp theo phương thức đặt hàng được xác định trên cơ sở áp dụng các định mức kinh tế kỹ thuật, định mức chi phí hiện hành do cơ quan có thẩm quyền ban hành.

Đối với dịch vụ sự nghiệp công thuộc danh mục Nhà nước phải thẩm định giá thì đơn giá đặt hàng là thông báo thẩm định giá của cơ quan quản lý giá theo quy định của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Giá và quy định của pháp luật có liên quan.

- Số lượng, khối lượng, chất lượng dịch vụ sự nghiệp công cần thực hiện theo chỉ tiêu được người có thẩm quyền phê duyệt.

- Thời gian triển khai và thời gian hoàn hành.

- Dự toán được người có thẩm quyền giao.

Theo quy định tại Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ đối với đơn vị sự nghiệp công lập, nguồn ngân sách Nhà nước đặt hàng cung cấp dịch vụ sự nghiệp công là nguồn thu từ hoạt động dịch vụ sự nghiệp công của đơn vị sự nghiệp công lập.

Theo đó, đơn vị của bà Lâm có đầy đủ các căn cứ theo quy định nêu trên thì hạch toán là nguồn kinh phí theo đơn đặt hàng Nhà nước và là nguồn tài chính của đơn vị.

Chinhphu.vn