• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Theo dõi, giám sát tình hình dịch bệnh cúm A/H7N9

(Chinhphu.vn) - Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu Bộ Y tế theo dõi, giám sát tình hình dịch bệnh cúm A/H7N9; phối hợp với các địa phương, Bộ, ngành hướng dẫn, kiểm tra công tác triển khai hoạt động phòng, chống dịch theo các nội dung đã được Thủ tướng Chính phủ giao tại Thông báo số 17/TB

29/01/2014 10:42
Ảnh minh họa

Theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng tại Thông báo số 17/TB-VPCP, Bộ Y tế giám sát, kiểm tra tình hình thực hiện công tác phòng, chống dịch tại các địa phương; chỉ đạo thực hiện các biện pháp ngăn ngừa phòng, chống sự xâm nhập bệnh dịch từ quốc tế vào Việt Nam, các biện pháp phòng, chống dịch bệnh xảy ra trong nước.

Phó Thủ tướng cũng giao Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ, các bộ liên quan xây dựng chính sách về y tế dự phòng, trong đó lấy nhiệm vụ bảo đảm an toàn dịch bệnh cho cộng đồng xã hội làm trung tâm để đề xuất mô hình tổ chức quản lý phù hợp, đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị y tế, chế độ thu hút nhân lực, các chế độ bảo hiểm rủi ro, tôn vinh nghề nghiệp và thống nhất các loại hình đào tạo nhân lực.

Dịch cúm gia cầm A (H7N9, H10N8, H5N1, H5N2, H6N1) đang xảy ra tại nhiều nước và vùng lãnh thổ trong khu vực và các nước giáp biên giới với Việt Nam. Dịch cúm gia cầm diễn biến rất phức tạp, với sự xuất hiện của nhiều chủng virus cúm khác nhau cả trên người và động vật.

Theo thông báo của Tổ chức Y tế Thế giới và cơ quan y tế các nước: Năm 2013, chủng virus cúm A/H7N9 đã lây nhiễm cho 147 người tại Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan và gây tử vong 47 người; có 38 ca mắc và có 24 ca tử vong với chủng virus cúm A/H5N1, trong đó Campuchia có 26 ca mắc và có 14 ca tử vong; Trung Quốc thông báo có 1 ca nhiễm cúm A/H10N8 và đã tử vong, chủng virus cúm này đã tìm thấy trên chim hoang dã và đã biến đổi, có khả năng lây lan sang người; Đài Loan đã phát hiện chủng virus A/H6N1 ở một bệnh nhân nữ.

Đặc biệt từ đầu năm 2014 đến nay, Trung Quốc đã xuất hiện 11 ca nhiễm A/H7N9 và đã có 4 ca tử vong; ở nước ta, tại Bình Phước, ngày 20/1/2014 đã có một ca tử vong do nhiễm cúm A/H5N1. Như vậy, các chủng virus cúm gia cầm mới tìm thấy trên người và gây tử vong A(H7N9, H10N8 và H6N1) đều được tìm thấy trên gia cầm từ vài năm trước đây, nhưng đến nay mới lây nhiễm sang người.

Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã có công điện yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tăng cường phòng, chống dịch cúm gia cầm A/H7N9 và A/H5N1 và tăng cường công tác phòng chống dịch cúm gia cầm lây lan qua biên giới.

Phan Hiển