• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Thi thăng hạng giáo viên không phải yêu cầu bắt buộc

(Chinhphu.vn) - Việc thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với giáo viên được thực hiện khi giáo viên có đủ các điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định và có nhu cầu, không bắt buộc với tất cả giáo viên.

07/06/2019 06:45

Bà Mai Thảo Vi (Hà Nội) có 12 năm làm giáo viên mầm non. Bà đã được xét tuyển và thuộc biên chế của Sở Giáo dục và Đào tạo với mức lương cao đẳng. Sau đó, bà học liên thông lên đại học, tuy nhiên, năm 2012, Bộ Giáo dục và Đào dừng việc chuyển ngạch nên hiện giờ bà Vi vẫn hưởng lương bậc 3 cao đẳng.

Năm 2017, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành thông tư quy định về việc chuyển ngạch, nâng hạng. Theo đó, cần có những điều kiện cụ thể tùy từng ngạch hạng nhưng những người chuyển ngạch, nâng hạng đều phải có Chứng chỉ tin học nâng cao, ngoại ngữ B1, chứng chỉ giữ ngạch đang có, và bằng học nâng hạng ngạch đang có lên thêm 1 hạng. Việc này gây khó khăn cho giáo viên mầm non.

Hiện nay một số quận huyện đang và đã có nhiều giáo viên đã có đủ các điều kiện trên do cấp trên yêu cầu đi học và cũng do mong muốn được nâng hạng lương đúng bằng cấp, nhưng vẫn chưa được chuyển ngạch với lý do giáo viên hạng 3 lên hạng 2 phải là chiến sĩ thi đua cơ sở, huyện trở lên, ngoài ra phải là báo cáo viên trong buổi họp chuyên đề,... đối với một giáo viên mầm non bình thường thì những tiêu chuẩn này rất khó đạt.

Qua Hệ thống Tiếp nhận, trả lời phản ánh, kiến nghị của người dân, bà Vi đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét, có biện pháp hỗ trợ giáo viên mầm non.

Về vấn đề này, Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục – Bộ Giáo dục và Đào tạo có ý kiến như sau:

Luật Viên chức năm 2010 quy định việc bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp đối với viên chức được thực hiện theo nguyên tắc “làm việc ở vị trí việc làm nào thì bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp tương ứng với vị trí việc làm đó” và “người được bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp nào thì phải có đủ tiêu chuẩn của chức danh nghề nghiệp đó”.

Đồng thời, Luật cũng quy định việc thay đổi chức danh nghề nghiệp đối với viên chức được thực hiện thông qua thi hoặc xét theo nguyên tắc bình đẳng, công khai, minh bạch, khách quan và đúng pháp luật.

Do đó, việc ban hành Thông tư 20/2017/TT-BGDĐT ngày 18/8/2017 quy định tiêu chuẩn, điều kiên, nội dung, hình thức thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, phổ thông công lập của Bộ Giáo dục và Đào tạo nhằm hướng dẫn thực hiện Luật Viên chức về việc thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với giáo viên mầm non, phổ thông công lập.

Việc triển khai thực hiện Luật Viên chức và các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật, năm 2015, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành các thông tư liên tịch quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, phổ thông công lập (đối với giáo viên mầm non là Thông tư liên tịch số 20/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 16/5/2015).

Theo đó, trình độ đào tạo chỉ là một trong các yêu cầu của tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non. Để được thăng lên hạng cao hơn trong cùng cấp học, giáo viên mầm non phải đáp ứng tiêu chuẩn khác của hạng (tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ) và phải tham gia kỳ thi/xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp do cơ quan có thẩm quyền tổ chức.

Việc thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với giáo viên được thực hiện khi giáo viên có đủ các điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định và có nhu cầu, không bắt buộc với tất cả giáo viên.

Trong trường hợp không có nhu cầu thăng lên hạng cao hơn, giáo viên chỉ cần đáp ứng đủ các tiêu chuẩn của hạng hiện giữ và vẫn bảo đảm được hưởng lương và các chế độ, chính sách khác (nếu có) theo quy định.

Chinhphu.vn